- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bồi dưỡng năng khiếu cho bé
Năng khiếu của bé được hình thành, phát triển ngay từ những năm đầu đời. Đây cũng là khoảng thời gian, bé học cách hòa nhập vào cuộc sống và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Bên cạnh yếu tố bẩm sinh, những tác nhân bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoàn thiện năng khiếu của bé. Chẳng hạn, những bé được ăn uống đầy đủ, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện tốt để phát triển... thường linh hoạt, nhanh nhẹn khi học hỏi, tiếp thu những điều mới mẻ hơn các bé cùng trang lứa khác.
Ảnh: GettyImages
Thông thường, nếu bé đã có khả năng vượt trội về lĩnh vực này thì sẽ mờ nhạt ở lĩnh vực khác. Tuy vậy, trên thực tế, một số bé có rất nhiều thế mạnh: vừa hát hay, vừa vẽ đẹp… Các nhà chuyên môn gọi đó là sự đa năng khiếu. Bạn nên tạo cơ hội để bé bộc lộ hết kỹ năng của mình, sau đó hướng bé phát triển theo ưu thế vượt trội hơn.
Vai trò của cha mẹ
Cha mẹ nên là người phát hiện, bồi dưỡng những khả năng mang tính chất tiềm ẩn ở bé. Trước hết, bạn có tổ chức những hoạt động vui chơi hàng ngày cho bé như vẽ tranh, ca hát, chạy nhảy, kể chuyện... Qua đó, bạn sẽ phát huy được những năng khiếu vượt trội của bé so với bạn bè cùng tuổi bé.
Với bé lớn hơn, bạn nên cho bé tham gia vào những lớp nghệ thuật, cung thiếu nhi, để bé có thể phát triển tài năng thành những nghệ sĩ, nhà khoa học mai sau.
Lưu ý: Không nên ép buộc hay kìm hãm sở trường của bé. Bạn có thể tạo cơ hội để bé bộc lộ năng khiếu một cách tự nhiên, thoải mái nhất. Nếu bé ham thích một lĩnh vực nào đó, trước hết, bé phải có tinh thần tự nguyện.
Nhận biết một số năng khiếu cơ bản ở bé
- Ngôn ngữ: Dùng từ chính xác, rõ nghĩa. Bé có thể học thuộc một bài thơ ngắn dễ dàng, nhanh chóng. Thậm chí, bé có thể sáng tác những mẩu thơ ngắn có vần điệu tương đối logic.
Bé cũng có thể kể lại một câu chuyện rất hợp lý. Tự bé sáng tác thêm những mẩu chuyện sinh động, lôi cuốn.
- Hội họa: Những bức tranh bé vẽ theo mẫu hoặc do bé tự tưởng tượng ra khá đẹp và vui mắt. Sử dụng màu hợp lý, bé dễ dàng tạo ra một bức tranh đơn giản và sắc nét.
- Âm nhạc: Bé rất thích và dành phần lớn thời gian say sưa chơi đàn. Nhanh nhạy trong việc cảm thụ âm nhạc và đàn được nhiều bài hay.
- Thể dục, thể thao: Nếu cho bé tham gia vào lớp múa ba lê, hay lớp võ thuật, bé được thầy cô giáo liên tục khen ngợi. Bé tỏ ra xuất sắc hơn các bạn khác.
Phương Thảo (Theo Kidsource)
- Sách và sự phát triển của bé (00:12:00 27/09/2008)
- Xây dựng sự tự tin ở bé (11:41:00 25/09/2008)
- Kỹ năng của bé theo từng tuổi (10:50:00 24/09/2008)
- Giúp bé vượt qua khủng hoảng tâm lý (10:54:00 23/09/2008)
- Giúp bé ham vận động (11:07:00 22/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |