- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Lưu ý cho con bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng khó có gì thay thế được dành cho bé của bạn. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, nên lưu ý một số điểm để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.
Cho bé bú theo nhu cầu
Cần cho bú theo nhu cầu của bé. Bú theo nhu cầu tức là cho bé bú nhiều lần trong ngày, luôn cho bé bú khi bé có biểu hiện đói. Đây là yếu tố quan trọng để giữ nguồn sữa của người mẹ. Bé có thể tiêu hóa một bữa bú trong vòng một tiếng rưỡi hay 2 tiếng và trung bình bú 10 cữ một ngày nếu bạn cho bé bú theo nhu cầu.
Gần 70% các mẹ biết khuyến cáo của ngành y tế cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% các bé trong nghiên cứu (khoảng 1.200 mẹ tuổi 18-40, có con 0-4 tuổi, tại 8 tỉnh, thành là Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng, TP HCM, Nghệ An, Đồng Nai, Cần Thơ và Tiền Giang) được bú mẹ đến thời điểm này. Một phần nguyên nhân là do thời gian và hoàn cảnh làm việc của bà mẹ. Nhóm các bà mẹ không đi làm có tỷ lệ cho con bú đến 2 tuổi cao nhất, trong khi nhóm các bà mẹ làm công nhân, nhân viên lại là thấp nhất vì phải quay trở lại công việc.
Giáo sư Nguyễn Thu Nhạn (nguyên Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam) nhấn mạnh: “Không có người mẹ nào là không có sữa. Từ tháng thai kỳ thứ 8 trở đi cơ thể người mẹ đã bắt đầu có sữa, vấn đề là sữa có tiết hay không. Chuyện này phụ thuộc vào động tác bú sữa của bé, bé có mút, có bú thì sữa mới phóng được”.
Cũng theo bà, trong 6 tháng đầu bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn, thậm chí một chút nước tráng miệng cũng không cần. Bé khát thì cho bú mẹ, vì nếu cho uống nước thì bé sẽ thích nước hơn sữa mẹ. (Theo VnExpress)
Các bé bú theo nhu cầu nhận được khoảng 715ml cho một ngày trong khi cho các bé bú với khoảng cách đều thì chỉ nhận được khoảng 508ml mỗi ngày. Lúc nào bé muốn bú thì bạn hãy cứ cho bé bú không kể ngày hay đêm. Bé bú theo nhu cầu sẽ tăng khoảng 561g sau 2 tuần còn bé bú theo khoảng cách đều chỉ tăng được khoảng 347g.
Trong thực tế, không có mức chuẩn cho việc bé bú bao nhiêu là đủ. Lượng sữa bé cần tương xứng với mức phát triển cơ thể hàng ngày của bé. Ví dụ, trong 3 tháng đầu, mỗi ngày bé của bạn sẽ tăng khoảng 28g, khi no bé thường đi ngoài trên 4 lần màu vàng, 6-8 lần ướt tã. Dấu hiệu bé bú đều là có tiếng nuốt và lúc no nét mặt của bé thường mãn nguyện.
Cho bé bú đúng cách
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoa (Sức Khỏe & Đời Sống), cho bé bú đúng cách thức sẽ giúp bé thu nạp được nhiều hơn dinh dưỡng từ sữa mẹ, đồng thời cũng giúp mẹ giảm đi những bệnh lý về tuyến vú.
Nên cho bé bú ngay sau khi sinh (trong vòng 30-60 phút sau khi sinh), để bé được bú sữa non và giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.
Ngậm bắt vú tốt Ngậm bắt vú không tốt
Bế bé đúng cách: Khi bế bé, mẹ chú ý để cổ của bé nằm trên cánh tay mình (không nắm đầu bé), bàn tay mẹ phải đỡ lưng và mông bé, áp sát bụng bé vào bụng mẹ, mũi bé phải đối điện với vú mẹ. Bế bé như vậy sẽ làm cho đầu và thân bé thẳng hàng, cổ bé không bị vặn, bé sẽ bú được nhiều sữa hơn. Khi cho bé bú, mẹ cần ngồi thẳng lưng, tựa vào ghế nâng bé lên chứ không để bé trên đùi và cúi người xuống vì làm như vậy mẹ sẽ mệt và bé sẽ ngậm vú không tốt.
Cho bé ngậm vú đúng: Để bé há to miệng mới đưa miệng bé ngậm vào núm vú, giúp bé ngậm cả quầng thâm của bầu vú, cằm bé phải sát với vú mẹ, như vậy bé mới mút được nhiều sữa không làm ứ sữa trong bầu vú (có thể gây áp-xe vú) và không làm nứt núm vú của mẹ.
Bú hết sữa trong bầu vú: Một lần bú phải cho bé bú hết sữa trong bầu vú và để bé tự nhả vú khi bé no. Đối với bé mới sinh, nếu bé không bú hết sữa thì vắt bỏ sữa còn lại trong bầu vú, tránh còn thừa sữa sẽ làm sữa dần tiết ít đi.
Bế bé bú sai cách. Bế đúng cách.
Bú đều hai bên: Là bú hết một bên rồi mới bú bên kia nếu bé còn đói. Không nên bú một chút bên này, một chút bên kia vì như vậy là bé sẽ chỉ bú sữa trong làm bé tiêu phân lỏng và không tăng cân.
Thời gian bú: Một bữa bú trung bình kéo dài từ 5 phút tới 20 phút. Nếu thời gian bú ngắn hơn hoặc dài hơn mà bé bị rối loạn tiêu hóa, chậm lên cân hoặc tăng cân quá nhanh thì cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiểm tra. Bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh tới 6 tháng tuổi. Cho bé bú mẹ tới 18 tháng hoặc 24 tháng, nhưng phải cho bé ăn dặm lúc 6 tháng tuổi.
Sau khi bé bú: Sau khi cho bé bú xong, người mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm lau nhẹ mặt lưỡi của bé để vệ sinh lưỡi giúp bé ăn ngon miệng. Khi bé đã bú no, tiếp tục ôm bé trong vòng tay, nhẹ nhàng xoa lưng bé, điều này sẽ khiến lượng khí không nuốt được thoát ra ngoài, bé tránh bị ợ hơi.
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi con bằng sữa mẹ
Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam), sau sinh, người mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chú ý những điểm sau đây:
- Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh... Thay vào đó hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ, nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú để đảm bảo đủ chất mà không bị tăng cân, chọn loại sữa có bổ sung FOS (chất xơ) tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thụ của mẹ. Bởi vì sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của người mẹ thường bị yếu, khó khăn hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là những chất khó tiêu như đạm.
Ngoài ra, dinh dưỡng khoa học rất quan trọng để làm giàu các dưỡng chất cung cấp cho bé qua sữa mẹ - đặc biệt là nucleotides - rất cần thiết cho bé sơ sinh để hỗ trợ tăng cường miễn dịch vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn giúp người mẹ tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.
Lưu ý: Trước đây, người mẹ sau khi sinh thường áp dụng chế độ kiêng khem khắt khe như chỉ ăn cơm trắng với muối hay chỉ ăn duy nhất thịt nạc kho mặn, kiêng ăn rau... Phương pháp này không tốt bởi không cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Người mẹ sau sinh cũng cần chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2-3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép hoa quả. Trong thời kỳ cho con bú cần tránh các loại chất kích thích có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và sức khỏe của bé và hạn chế một vài loại gia vị như: ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
Dùng thuốc khi cho con bú
Trong thời gian cho bé bú, người mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc, tiêm thuốc. Điều này ảnh hưởng đến bé. Nếu dùng thuốc khi nuôi con bú, thuốc có thể ngấm vào sữa. Vì thế, khi dùng thuốc bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Không nên cho con bú nếu người mẹ đang mắc một số bệnh truyền nhiễm như lao, AIDS… để tránh lây bệnh cho bé.
Phương Thảo (tổng hợp)
- 12 lợi ích của sữa mẹ (09:59:00 13/03/2013)
- Giá trị của sữa non (09:18:00 12/03/2013)
- Nguồn dinh dưỡng năm đầu đời (10:05:00 07/03/2013)
- Làm sốt táo cho bé ăn dặm (09:49:00 06/03/2013)
- Sẻ chia kinh nghiệm chăm con ăn (07:51:00 05/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |