- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Khi bé cực kỳ lười ăn
Các bé ăn uống theo nhu cầu và sở thích của cá nhân bé. Tuy nhiên cũng có một số thời điểm bé cực kỳ lười ăn khiến cha mẹ lo lắng.
>> Khắc phục lười ăn
>> Chứng lười ăn ở bé
Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn lười ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.
Khi lười ăn của bé là vấn đề
- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.
- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.
- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.
- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.
- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…
Nguyên nhân
Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:
- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.
- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.
- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.
- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.
- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.
- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng
Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:
- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?
- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?
- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?
- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?
- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?
Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.
Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.
Phương Thảo
- 5 mẹo trị bé lười uống nước (10:39:00 23/02/2013)
- Video: Ăn dặm với carrot, khoai tây và thịt bò (08:07:00 20/02/2013)
- Tập cho bé ăn vị đắng, chua (14:30:00 14/02/2013)
- Video: Làm sinh tố dâu tây, lê và xoài (14:01:00 12/02/2013)
- Video: Món ăn dặm với bơ, chuối (19:54:00 10/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |