- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Tăng giá nước sạch liên tiếp từ 1/10
Giá nước sạch tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng liên tiếp trong 3 năm liền kể từ 1/10 tới đây - Giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội cho biết tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 10/9.
Theo phương án điều chỉnh giá nước sạch tại Hà Nội do bà Vương Thị Thu Hồng, đại diện Sở Tài chính Hà Nội trình bày, liên ngành Tài chính – Xây dựng – Lao động thương binh và xã hội – Cục thuế Hà Nội đã thẩm định và báo cáo UBND Thành phố xem xét điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch bắt đầu từ 1/10 tới đây, năm 2013, mức giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt sẽ là 4.172 đồng/m3 và mức giá cao nhất là giá nước phục vụ kinh doanh dịch vụ sẽ là 14.137 đồng/m3 (tăng bình quân 26,3% so với mức giá bình quân thực hiện từ ngày 1/1/2010).
Tiếp đó, năm 2014, giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt là 5.020 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 18.342 đồng/m3 (tăng 24,8% so với mức giá bình quân năm 2013)
Đến tháng 10/2015, mức giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt là 5.973 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 22.068 đồng/m3 (tăng 19,34% so với mức giá bình quân năm 2014).
|
Theo bà Vương Thị Thu Hồng, lý do để liên ngành đề xuất Thành phố điều chỉnh tăng giá nước sạch là vì các chi phí đầu vào như tiền lương tối thiểu vùng đã tăng từ 800.000đ/người/tháng lên đến 2.350.000 đồng/người/tháng, trong khi lương tối thiểu chung cũng dã tăng từ 650.000đồng/người/tháng lên 1.150.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn, tiền điện… cũng đã tăng nhiều.
Bà Hồng cũng viện dẫn một số lý do khác như mức thuế tài nguyên tăng từ 0,5% lên 3%, trong khi đó, giá tính thuế được tính theo giá bán lẻ thực tế, vì vậy, chi phí thuế tài nguyên cũng tăng 8,15 lần so với phương án được duyệt năm 2009. Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí mới được quy định nhưng trong phương án tính theo giá nước năm 2009 chưa có như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, chi phí dịch vụ môi trường rừng, chi phí an toàn vệ sinh…
Cũng theo bà Hồng, liên ngành Thành phố đã thẩm định giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch năm 2014 là 7.906,14 đồng/m3 và năm 2015 là 8.296,16đồng/m3. Như vậy, nếu tăng giá nước như phương án trên thì năm 2013, mức giá nước bán ra chỉ bằng 85,09% giá thành; năm 2014 bằng 100% giá thành và năm 2015 mới có lãi (bằng 113,74% giá thành). Do đợt tăng giá vào 1/10 sắp tới do chưa bằng mức giá thành sản xuất nên công ty vẫn lỗ khoảng 185,24 tỷ đồng. Do vậy, số tiền lãi của năm 2015 sẽ dùng để bù vào chi phí còn thiếu của năm 2013.
Bà Hồng cũng cho rằng, giá nước tăng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người dân Hà Nội.
Giá nước Hà Nội thấp hơn nhiều thành phố khác?
Chia sẻ tại buổi họp, Tổng Giám đốc Tổng công ty nước sạch Hà Nội – ông Nguyễn Như Hải cho biết, dù tăng giá, người Hà Nội vẫn đang được dùng giá nước sạch (mức thấp nhất) thấp hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Đơn cử như ở Quảng Ninh và Hải Dương có giá nước sạch thấp nhất là 6.200 đồng/m3; TP HCM là 5.300 đồng/m3…
“Tuy phương án tăng giá này thực sự chưa thỏa đáng nhưng vì nhiệm vụ chính trị, vì để tránh “sốc” nên chúng tôi phải chấp nhận tăng giá theo lộ trình và tăng vào thời điểm tháng 10 để không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng” – ông Hải nói.
Tuy nhiên, ông Hải không cho biết, chi phí đầu vào để sản xuất nước sạch tại Hà Nội so với chi phí tại các địa phương nói trên là như thế nào, bởi có ý kiến cho rằng, những địa phương có mật độ người dùng thấp thì chi phí chắc chắn phải cao hơn nơi có mật độ người dùng cao như Hà Nội. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng tại Hà Nội đã được đầu tư từ lâu, trong khi nhiều địa phương phải đầu tư từ đầu và vì vậy, “không nên so sánh giá nước ở Hà Nội thấp hơn các địa phương khác”.
Ông Tổng Giám đốc Tổng công ty nước sạch Hà Nội cũng cho biết, Tổng Công ty nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước lấy thu bù chi chứ không phải là một doanh nghiệp công ích. Công ty này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do đường ống nước vỡ liên tục bởi sự đào bới của nhiều doanh nghiệp khác, khiến đơn vị này “suốt ngày phải đi khắc phục sự cố”.
Ông Hải cũng cho biết, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên trong thời gian qua, ngay tại nội đô Hà Nội vẫn còn khu vực Phú Thượng là chưa có nước sạch. Tuy nhiên, đến nay công trình nước sạch ở khu vực này đang chuẩn bị được bàn giao và đây là khu vực cuối cùng còn lại của nội đô của Hà Nội được cung cấp nước sạch.
Người đứng đầu Công ty nước sạch Hà Nội (doanh nghiệp nhà nước) cho hay, Tổng Công ty nước sạch Hà Nội không có “mức lương khủng” như một số doanh nghiệp công ích ở TP HCM. Theo đó, lương của Tổng Giám đốc là vào khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Theo VnMedia
- Giá thực phẩm khó giảm do thời tiết bất lợi (14:11:00 10/09/2013)
- Cạch mặt' đồ chơi Tàu, hàng nội 'lên ngôi' (15:24:00 29/08/2013)
- Nguy cơ ngộ độc từ chả cá mua sẵn (13:50:00 29/08/2013)
- Bột đạm gây scandal sữa không nhiễm khuẩn độc (13:25:00 29/08/2013)
- Bánh trung thu vỉa hè 'ngáp dài' chờ khách (11:18:00 28/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |