Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Chất liệu ưu tiên cho mẹ bầu là cotton, thun mềm hoặc vải lanh đều tạo sự ...
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ
17:53:50 30/03/2008
Nuôi con bằng sữa mẹ vừa là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, vừa là cách nuôi con khoa học nhất. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy việc cho con bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu sau sinh là điều các bà mẹ nên thực hiện. Dưới đây là những nguyên tắc để củng cố kiến thức cho các bà mẹ đang cho con bú.
1. Sáu tháng đầu sau khi sinh, phải cho trẻ bú no sữa mẹ
Cả đời người có hai đỉnh cao phát triển về cơ thể. Thời kỳ đỉnh cao sinh trưởng thứ nhất là trong vòng 12 tháng tuổi, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu đời, có thể nói là đỉnh cao sinh trưởng, tháng tuổi càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh, điều này thể hiện rất rõ trên đường cong parabola đồ thị tăng trưởng thể trọng và chiều cao của trẻ nhỏ.
Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết cho đứa trẻ sinh trưởng phát triển trong bốn tháng đầu tiên sau khi chào đời, bởi vậy không cần cho trẻ uống thêm bất cứ đồ ăn thức uống gì khác, để trẻ bú thuần sữa mẹ, tuy nhiên phải đảm bảo trẻ luôn no sữa.
2. Cho trẻ bú khi có dấu hiệu đòi bú
Khi cho trẻ bú sữa mẹ, nhất là ở tháng đầu tiên, cho trẻ bú thường xuyên khi có dấu hiệu đòi bú là rất quan trọng.
3. Kịp thời cho trẻ ăn thêm, cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ
Trẻ sau khi đầy 4 tháng tuổi, bất kể là người mẹ sẵn sữa hay ít sữa, nếu tiếp tục cho trẻ ăn thuần sữa mẹ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ, mà phải theo nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung, bắt đầu kịp thời bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ cho trẻ, như lòng đỏ trứng gà, nước rau ép hoặc rau xanh xay nhuyễn, thực phẩm tinh bột... để ngừa chứng nghèo máu và các vấn đề khác.
Cho ăn thêm có thể có cũng được mà không cũng được, mà phải xen kẽ đồng thời với cho bú sữa mẹ. Ví dụ cho trẻ ăn bột, có tác dụng giao thời, quá độ từ thể lỏng sang thể rắn trong ẩm thực của con người.
Chủng loại và số lượng thực phẩm bổ sung phải không ngừng tăng lên, không những đảm bảo trẻ hấp thu được dinh dưỡng toàn diện, hơn nữa còn giúp trẻ giảm dần sự lệ thuộc vào sữa mẹ, chuẩn bị tốt cả về mặt sinh lý và tâm lý cho đứa trẻ hoàn toàn cai sữa.
4. Trong thời kỳ cho con bú người mẹ phải đặc biệt chú ý dinh dưỡng toàn diện và sức khỏe cho bản thân
Bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải kiên trì bổ sung cho bản thân canxi (Ca) và các loại vitamin A, D để cung cấp cho trẻ loại sữa tối ưu về chất lượng.
Nếu người mẹ thiếu canxi thì để đam bảo chất lượng Ca trong sữa không đổi, sẽ phải huy động Ca trong xương của bản thân, sẽ dẫn tới chứng mềm xương (osteomalacia), chứng loãng xương (osteoporasis), đau nhức xương lưng, đùi ...
Thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo thời kỳ sau sinh con, có một số nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới lượng tiết sữa của người mẹ, cùng với việc cho con bú đúng cách còn phải biết kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, tâm tình phải luôn thoải mái, không nên ăn kiêng quá khắt khe... như vậy mới có thể đảm bảo lượng tiết sữa bình thường và cũng không làm giảm thiểu dinh dưỡng và thành phần miễn dịch.
Từng có ý kiến cho rằng người mẹ đang thời kỳ cho con bú, về mặt ẩm thực: không cần kiêng khem gì ! Nên nhớ rằng trong giai đoạn này mẹ ăn gì con ăn nấy, do đó không thể tùy tiện mà phải theo kinh nghiệm dân gian đúc kết cả ngàn năm và nên theo dõi thể trạng của trẻ rồi tham vấn bác sĩ dinh dưỡng học để có chế độ ẩm thực khoa học.
5. Bà mẹ công chức cần phải đảm bảo lượng tiết sữa không suy giảm
Nói chung, chế độ nghỉ đẻ dành cho sản phụ hiện hành là tương đối hợp lý, có thể đảm bảo 4 tháng đầu sau khi sinh nở liên tục nuôi con thuần sữa mẹ.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đi làm sau đó vẫn phải cho con bú, cho dù có cho ăn thực phẩm bổ sung vậy nên trước khi đi làm có thể vắt sữa đựng vào bình, để người trông em ở nhà cho trẻ bú bình còn buổi sáng và buổi tối cho trẻ bú trực tiếp.
Trong trường hợp đi làm hoặc đi công chuyện chưa kịp cho con bú mà cương sữa khó chịu, người mẹ nên kịp thời vắt bớt để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự tiết sữa bình thường của tuyến sữa.
6. Cai sữa cần phải tuần tự tiệm tiến
Nói chung, nếu chọn sau 8 tháng cai sữa hoàn toàn, thì có thể bắt đầu sau 6 tháng, giảm dần số lần cho con bú và tăng dần lượng thực phẩm bổ sung thay thế. Đương nhiên với bà mẹ ít sữa, có thể bắt đầu cai sữa cho con sớm hơn, cố gắng là thật tốt việc chuyển tiếp từ nuôi bú sang nuôi bộ, để tiện cho sự thích ứng về sinh lý và tâm lý của đứa trẻ.
7. Chú ý mùa cai sữa
Mùa cai sữa thích hợp nhất là xuân và thu, nhiệt độ khí hậu không cao không thấp, tránh cai sữa vào mùa hè.
Theo Tri Thức Trẻ
Tin liên quan
- 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (18:02:00 30/03/2008)
- 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (18:02:00 30/03/2008)
- 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (18:02:00 30/03/2008)
- 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (18:02:00 30/03/2008)
- 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (18:02:00 30/03/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo