Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ói mửa

07:50:00 26/02/2008
Tại sao các bé ói mửa? Tất cả các em bé đều trớ lên một chút sữa trong khi bú hoặc ngay sau khi bú. Điều này hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là em bé của bạn bị bệnh gì, tuy nhiên, cho đến khi bạn quan với hiện tượng này, bạn có thể nghĩ là em bé ói mửa. Nếu em bé của bạn ói mửa, bé sẽ đưa lên phần lớn cữ bú của mình. Điều này chắc chẳng bao giờ xẩy ra cho một em bé được bú mẹ. Chứng ói mửa thường xẩy ra ở một em bé bú bình, đặc biệt là nếu đồng thời bé cũng bị tiêu chảy nữa, điều đó có thể do chứng viêm dạ dày – ruột gây nên. Điều này rất nghiêm trọng vì có thể khiến cho bé bị mất nước.   Các dấu hiểu khẩn cấp Hãy cấp cứu ngay lập tức nếu bé có các dấu hiệu - Ói mửa tất cả các cữ bú trong một chu kỳ 8 giờ. - Miệng bé khô. - Mắt bé sâu hõm vào. - Thóp (mỏ ác) bé lõm vào. - Tã lót bé không trong thời gian hơn 6 tiếng. Bạn nên làm gì 1. Hãy ngừng cho bé bú bình trong 24 giờ. Bạn hãy cho em bé uống làm nhiều lần hoặc là nước đun sôi để nguội hoặc là một dung dịch đường glucose (hòa tan 3 muỗng cà phê gạt đường glucose trong 200ml nước đun sôi để nguội hoặc là bạn nói với dược sĩ cho một loại bột bù nước). Em bé cần ít nhất là ½ lít một ngày. 2. Bạn hãy cho em bé bú những cữ bú pha loãng, trong ba ngày tới, pha theo như mô tả sau đây. Để đảm bảo bé uống vào đủ lượng nước cần thiết, giờ nào bạn cũng cho bé uống một chút nước. - Ngày 1: Sử dụng một phần tư lượng công thức sữa bột bình thường pha với lượng nước bình thường. - Ngày 2: Sử dụng một nửa lượng công thức sữa bột bình thường. - Ngày 3: Sử dụng ba phần tư lượng công thức sữa bột bình thường. - Ngày 4: pha các cữ bú của em bé theo độ đậm bình thường. Hãy kêu bác sĩ - Em bé của bạn ói mửa và biểu hiện bất cứ một triệu chứg bệnh nào khác. - Em bé của bạn ói ra toàn bộ lượng sữa của hai cữ bú liên tiếp Bác sĩ sẽ làm gì Có thể bác sĩ sẽ kê toa cho mua một loại thuốc bột để pha với nước cho bé uống. Nếu em bé của bạn mất nhiều nước quá, bác sĩ có thể cho bé nhập việc, để nơi đây, bé sẽ được truyền dịch. "Làm sao tôi có thể tránh cho bé khỏi bị rối loạn bao tử?" Các em bé được bú sữa mẹ hiếm khi bi rối loạn bao tử. Nếu bạn cho em bé bú bình, bạn hãy nhớ tiệt trùng mọi vật dụng trang bị để cho bú và đổ đi tất cả những bình sữa nào không bú hết. Khi bạn pha sữa sẵn cho các cữ bú, bạn hãy mau làm nguội các bình sữa dưới vòi nước lạnh và cất và tủ lạnh. Đừng bao giờ giữ lâu một bình sữa ở nhiệt độ ấm. Ói mửa tống mạnh Đôi khi một em bé ói mửa với một sức tống mạnh, đến nõi thức ăn phun “có vòi” ra nhà. Nếu em bé của ạn ói ra như vậy liên tiếp trong hai cữ bú, bạn hãy đi thăm bác sĩ, càng sớm càng tốt. Lý do có thể nhất là bé đã tống ra một phần cữ bú cùng với một cái ợ hơi đằng sau. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là nếu bé có vẻ lúc nào cũng đói, bé có thể mắc phải môt chứng bệnh gọi là chứng hẹp môn hạ vị (Pyloric stenosis) trong đó ngõ rã của dạ dầy bị nghẽn. Bệnh này hay gặp trong một số gia đình và thường phát ra khi em bé được khoảng từ hai đến tám tuần. Nếu em bé của bạn bị bệnh này, thì bé sẽ cần qua một phẫu thuật đơn giản. Theo Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Mẹ và Em Bé
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo