- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Điều cần biết khi lấy ráy tai
Cách lấy ráy tai an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai về, nhỏ vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút. Sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài.
Tại sao cần lấy ráy tai?
Theo Bodyandsoul, tiết ra ráy tai là cách vệ sinh tốt nhất mà lỗ tai tự làm sạch cho chính nó, đồng thời giữ da trong tai khỏe mạnh. Ráy tai, được bài tiết từ các tuyến trong ống dẫn tai, sau đó những sợi lông nhỏ sẽ đưa chất thải ra ngoài. Quá trình đưa ráy tai ra ngoài cũng giúp lấy đi bụi bẩn trong tai. Do đó ráy tai mà ta lấy ra là "hỗn hợp" của chất sáp trong tai, bụi bẩn và tế bào da.
Những chuyển động của hàm, chẳng hạn khi nói chuyện hoặc nhai có tác dụng massage, đẩy ráy tai ra phía ngoài và rơi ra. Do đó bạn đừng nghĩ rằng lấy ráy tai là phải thọc sâu vào bên trong tai, thực ra bạn không cần phải làm gì cả, ngoại trừ việc thỉnh thoảng lau sạch tai ngoài bằng khăn mềm. Tuy nhiên, đừng làm quá thường xuyên, vì nó sẽ lấy đi luôn lớp sáp bảo vệ lớp niêm mạc ống tai, thậm chí làm tai ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tại sao tai thường bị bịt kín bởi ráy tai?
Hiện tượng này thường xảy ra khi ráy tai đang cố gắng chen ra ngoài. Lúc đó bạn có thể tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Riêng đối với một số người, tai dễ bị tắc do vài nguyên nhân như: ống dẫn tai hẹp hoặc rậm lông, tai sản sinh nhiều ráy tai hoặc ráy tai cứng, tình trạng da đầu, nhiễm trùng tai nhiều lần, sự tăng trưởng xương lành tính ở phần tai ngoài, tuổi tác (vì người càng lớn tuổi ráy tai càng khô), thiết bị trợ thính, đeo tai nghe trong thời gian dài cũng có thể gây cản trở cho quá trình ráy tai thoát ra ngoài nhưng không đáng kể.
Làm thế nào để khai thông khi bị ráy tai bịt kín?
Cách an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút, sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài. Bạn có thể phải làm như thế vài lần.
Bạn cũng có thể làm mềm ráy tai bằng một vài giọt dầu ôliu, dầu dành cho em bé hoặc hydrogen peroxide.
Nếu tai bạn thật sự bị bít kín, nên đến bác sĩ để dùng ống tiêm đưa ráy tai ra ngoài hoặc sử dụng một loại dụng cụ lấy ráy tai đặc biệt.
Màu của ráy tai là gì?
Ráy tai có nhiều sắc thái từ vàng, nâu đến đỏ, tất cả đều bình thường. Với những triệu chứng bất thường chẳng hạn bạn có cảm giác ngứa tai hoặc mùi khó chịu, có thể bạn đã bị viêm tai. Ống dẫn tai của bạn cũng giống như một cái hang, vì vậy nếu bị nấm hoặc vi khuẩn, lúc này bạn cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Làm thế nào để nhận biết mình bị tắc nghẽn ráy tai?
Một vài triệu chứng sau đây để bạn nhận biết: Điếc nhẹ, đau tai, ù tai, chóng mặt. Hoặc khi bạn có thể có cảm giác lùng bùng ở tai, tuy nhiên triệu chứng này không hoàn toàn do ráy tai, nếu bạn bị cảm lạnh, có thể đó là do chất nhầy trong tai gây nên.
Theo VnExpress
- Gợi tình mà gây choáng cho đàn ông (12:07:00 21/12/2013)
- 10 lời khuyên thoát khỏi chứng hôi miệng (11:05:00 20/12/2013)
- 8 tư thế yêu nóng bỏng cho đêm thứ 7 (16:42:00 19/12/2013)
- Giữ hôn nhân hạnh phúc (08:08:00 16/12/2013)
- 7 cách đơn giản giảm nguy cơ ung thư (14:08:00 06/12/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |