- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
NTK Võ Việt Chung cho biết bộ trang phục được đầu tư nhiều nhất từ trước đến ...
-
Cách đây không lâu, người phát ngôn của nữ ca sĩ cho biết sức khỏe của cô không ...
-
Bé Na lại xinh xắn với khuôn mặt trắng hồng và đôi mắt tròn xoe như hai hạt ...
-
Cậu chuyện khó có hồi kết khi Dương Yến Ngọc và Pha Lê vẫn tiếp tục nhắc tới.
-
Thùy Lâm tham dự một sự kiện tại TP HCM.
-
Đêm Baggio thú nhận chuyện này cũng là đêm Quỳnh Trâm viết status chửi bới ...
-
Dung mạo của cựu thành viên Mây Trắng đã hài hòa hơn,
-
Cả nhà Minh Hương diện ton trắng rất thời trang.
-
Tuấn Hưng không ngại thể hiện tình cảm trong buổi họp báo ra mắt album ' ...
Trác Thúy Miêu: Tôi bị nhiều người nguyền rủa
Những tin nhắn đầy hằn học và chỉ trích của dư luận khiến một người mạnh miệng như Trác Thúy Miêu cũng cảm thấy mất mát.
Đội chiếc mũ bảo hiểm màu đỏ và hiên ngang bước lên từ hàng ghế khán giả trong chương trình Bài hát yêu thích, cái tên Trác Thúy Miêu bỗng chốc kín đặc các trang báo. Nữ nhà báo thanh minh, chị trang bị như vậy vì sợ dư luận ném đá - trong khi số đông còn lại cho rằng chị đang cố chơi trội, gây chú ý và muốn được nổi tiếng.
Chị cũng chính là người chủ động xin phép Ban tổ chức để được bước lên từ hàng ghế khán giả bởi chị biết rằng họ vẫn luôn bị nhầm lẫn những thành viên của Hội đồng bình luận là Ban giám khảo. Đó là một sự tai hại bởi trong chương trình, bên cạnh những nhà chuyên môn như nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhà báo Trác Thúy Miêu hay MC Quang Minh cũng chỉ đưa ra nhận xét với tư cách là một thính giả đơn thuần.
Và cũng ít người biết rằng Trác Thúy Miêu đã mang đến đó một phép thử, một cách đo lường phản ứng của dư luận để rồi khi biết kết quả, bản thân người thử cũng bị mất mát ít nhiều.
|
"Tôi đến chương trình và mang theo hai món đồ chơi. Có thể nói nhạc phẩm của nhạc sĩ An Thuyên gần như là một điều kỵ úy trong nền âm nhạc Cách Mạng Việt Nam cho đến bây giờ. Ngoài tư cách là một nhạc sĩ, ông còn là một vị Tướng. Một người ở thế hệ như tôi sẽ không thể cảm thụ được hết bài hát Mẹ là giai điệu dân ca, đặc biệt là câu cuối cùng: "Mẹ là mẹ của những anh hùng thời nay"
Tôi đã hy vọng một ai đó trong dư luận phát hiện ra việc tôi dám động đến điều vốn đã nằm trong tiềm thức về giai điệu của quê hương, uy tín của nhạc sĩ và uy tín của ca khúc. Và nếu họ công kích tôi ở hướng đó thì sẽ xảy ra một cuộc tranh luận về tính hồn nhiên trong thụ hưởng âm nhạc. Tôi đã cầu nguyện cho điều đó xảy ra dù biết rằng xác suất chỉ khoảng 20%-30%, nhưng rất tiếc...
Món đồ chơi thứ hai tôi mang đến bài hát yêu thích là chiếc mũ bảo hiểm màu đỏ. Tôi đội nó lên đầu kèm theo thông điệp rất thô sơ rằng mình sợ bị ném đá. Tôi muốn biết khán giả chọn quan tâm về điều gì, họ chọn nghe thông điệp về âm nhạc hay họ chọn nhìn. Và kết quả như mọi người đã thấy.
Khi xong chương trình, cái mũ bảo hiểm không dính vào đầu. Tôi đã để nó lại và mọi người cùng xông vào, phân tích cái mũ một cách đầy ngờ vực. Mọi người nói rằng tôi đội mũ như vậy là đi ngược lại với truyền thống văn hóa của người Việt bởi vào nhà rồi chẳng ai đội mũ. Nhưng xin thưa, hãy đi nói điều đó với chú Nguyễn Cường.
Tôi biết là tôi ngồi cạnh nhạc sĩ Nguyễn Cường, người chẳng bao giờ rời chiếc mũ cao bồi bởi nó nói rất nhiều về bản ngã con người của chú. Và mọi người không chọn tấn công người đàn ông đó. Họ sẽ chọn tấn công người dễ tấn công nhất.
Tôi chẳng có lợi gì cả, thậm chí tôi còn bị nhiều người nguyền rủa. Đêm qua tôi về và nhận được những tin nhắn như "Ta nguyền rủa vợ chồng mày, ra ngoài đường xe cán lòi ruột"...
Chúng ta có quyền mưu cầu hạnh phúc nhưng đừng quên rằng ai cũng có một sứ mệnh. Sứ mệnh của tôi chỉ là sự thôi thúc từ nhu cầu sẽ nói ra một thứ ngôn ngữ từ một tư duy nào đó. Và nếu ngoài kia có sự đáp trả, nó sẽ là sự an ủi rất lớn cho cả hai bên.
Khi tôi sử dụng cái mũ bảo hiểm, tôi đã cầu nguyện đừng ai nói gì về nó hết. Vấn đề cần nói ở đây không phải là nó nhưng tôi đã thua khi tự đưa ra màn cá cược với tỉ lệ 70% cho cái mũ bảo hiểm và 30% cho thông điệp.
Cơn mưa gạch đá đã làm tôi thất thoát ít nhiều tình yêu với công việc. Đó là thiệt thòi của chính tôi và cũng của công chúng. Liệu rằng những người như tôi, khi muốn bày lên cho mọi người một món ăn lạ miệng nhưng lại có tâm lý e ngại thì quý vị xem cái gì? Dự báo thời tiết à?
Có thể tôi đã là đứa con nít thích chơi trò thò tay vào ổ điện nhưng hiện tại, bản thân tôi đang rất mẫn cảm. Những hòn đá ảo của khán giả không giết chết được ai nhưng lại có thể bóp cho đến kỳ méo mó một nhân cách. Ít nhất, tôi sẽ không cho họ làm vậy với tôi nữa.
Mọi người sẽ cho rằng tôi bị tổn thương nhưng bản thân tôi nhận ra mình không thể làm khán giả thay đổi. Cuộc chơi kế tiếp của tôi có thể sẽ khôn ngoan hơn hoặc bất cần hơn. Có thể một lúc nào đó, khi mọi người gặp lại tôi sẽ thấy tôi lý trí hơn, nhưng đó không phải là cái kết hạnh phúc.
Thế nên, tốt nhất hãy để tôi như thế này đi. Những gì tôi cống hiến có khó ngửi chăng thì cũng chỉ là sầu riêng miền Nam, người ngửi được thì ghiền, người không ngửi được thì thôi", chị cởi mở.
Đề cập đến việc thẳng thắn chê bai tiết mục Anh Ba Khía của ca sĩ Đan Trường, nữ nhà báo vẫn giữ nguyên nhận định: "Nếu anh Bo có buồn tôi đi chăng nữa thì tôi vẫn khẳng định rằng ca khúc của anh là một sản phẩm thương mại thành công và rất được chào đón ở các tỉnh miền Tây.
Còn bản thân tôi thì xin lỗi Đan Trường vì tôi không thích. Là một nghệ sĩ, Đan Trường nên thừa nhận rằng trên thế giới có những kẻ không nghĩ là anh ấy hát hay. Ý thức đó sẽ rất quan trọng khi làm nghệ thuật.
Tôi cho rằng Bài hát yêu thích là một chương trình âm nhạc đầy nghệ thuật chứ không đơn thuần là một chương trình giải trí thuần túy. Và mọi đang nhìn vào tên chương trình dưới hai chữ Bài hát mà bỏ qua yếu tố Yêu thích.
Tư thế, tâm thế, tư cách yêu thích, điều đó phụ thuộc vào khán phòng. Chỉ có một con người đứng trên sân khấu thôi nhưng có rất nhiều người ở dưới khán phòng. Ta cứ đi sâu vào phân tích một nghệ sĩ mà quên mất tập thể rất rộng lớn ngồi ở hàng ghế khán giả, những người làm nên cái khung của bức tranh âm nhạc Việt Nam.
Khán giả bây giờ đến với các chương trình ca nhạc chỉ là đi xem, thậm chí nhiều người còn không xem trực tiếp mà còn qua màn hình điện thoại di động hoặc ipad. Nhu cầu giải trí và tiêu khiển của đám đông bây giờ là ném đá, phân tích và tỏ thái độ hằn học. Cái dịch ném đá này nên ngừng lại.
Tôi biết rất ít ca sĩ dám đứng lên chọc phá công luận ngoài những cá thể kiệt xuất hoặc họ đã quá an toàn. Câu chuyện về cái mũ, về Đan Trường trong liveshow 10 Bài hát yêu thích giúp cho cá nhân tôi và nhà sản xuất nhìn thấy được thực trạng bây giờ. Khán giả đang không mở lòng để nghe.
Độ trưởng thành của đám đông như vậy là độ trưởng thành của lứa tuổi mầm non, khi còn phải tiếp thu mọi thứ qua hình ảnh và màu sắc. Nó còn rất thô sơ và ta phải nhìn thấy điều đó để đưa ra cho họ những sản phẩm phù hợp. Bây giờ, họ đang cần nhìn. Thế nên, nếu nghệ sĩ quản lý phần nhìn của họ không tốt thì sẽ khó dẫn dắt mỹ cảm thị giác đến mỹ cảm thính giác của khán giả.
Tôi xem trọng tiềm thức âm nhạc của bản thân. Tôi thích giai điệu Huế, quan họ Bắc Ninh và yêu quý tính giai điệu trong âm nhạc Việt Nam. Nó cũng là thứ vũ khí, căn nguyên duy nhất của cái đẹp trong âm nhạc Việt Nam. Thế nhưng ngày nay chúng ta không chỉ phá giai điệu mà phá cả ngôn từ nữa. Hát từ không tròn vành rõ chữ, giai điệu không có biến cố. Điều đó có thể khiến khán giả ồ ạt yêu anh ngay lập tức nhờ vẻ bề ngoài nhưng sau đó họ cũng quên anh ngay lập tức. Đó chính là bài học nhãn tiền của rất nhiều ca khúc trong thời gian gần đây.
Không phải ai cũng có thể sáng tạo, hãy làm tốt việc mình biết trước đi bởi, nó là nền tảng của sáng tạo. Không phải ai cũng là bậc thầy của sáng tạo và làm mới âm nhạc Việt Nam như Nguyên Lê.
Ông đã phải đánh đổi một khoản thời gian nghiên cứu và trân trọng nền văn hóa ngoại lai đến căn nguyên cốt rễ mới có thể đạt đến độ cân bằng tuyệt hảo như vậy. Thế nên những nhạc sĩ trẻ đừng đòi khôn sớm. Tôi là người không được đi học cẩn thận, tôi cầu chúc các bạn sẽ học hành cẩn thận hơn tôi".
Bị dư luận "ném đá", công kích là điều không ai mong muốn, tuy nhiên đó không phải là lý do khiến nhà báo Trác Thúy Miêu quyết định rời chiếc ghế của Hội đồng bình luận chương trình. Bản thân chị tự cảm thấy ba lần là quá đủ cho một cuộc thử nghiệm.
"Lần đầu tiên tôi nhận lời ngồi vào chiếc ghế Hội đồng bình luận vì tôi ý thức được rằng có nhiều khán giả không tự phát ngôn cho họ. Họ chỉ biết yêu ghét một cách hồn nhiên và tôi đã giúp họ lên tiếng sự hồn nhiên đó. Đơn giản chỉ là tôi biết nói cho nên tôi nhận lời.
Còn liveshow thứ 10, tôi nhận lời vì tôn trọng thái độ của nhà tổ chức. Có rất nhiều chương trình để mặc khách mời đối mặt với dư luận nhưng ở đây, tôi nhận thấy mình có một sự hiệp thông lớn từ nhà sản xuất.
Từ lâu, đạo diễn Việt Tú đã muốn có sự tương tác giữa Hội đồng bình luận và tình cờ sau liveshow 9, nhìn thấy sự trao đổi của tôi và anh Lê Hoàng, Ban tổ chức cũng nhận ra họ cần ba người trong Hội đồng bình luận va chạm với nhau, va chạm cả với các nghệ sĩ để ra vấn đề.
Đó là lý do tôi quay trở lại ở liveshow 10. Tôi ở đó để giúp Ban tổ chức minh chứng một điều là chúng tôi không hối hận với thử nghiệm này.
Và bây giờ, khi tôi ngồi nói chuyện với bạn như thế này là tôi đang làm nốt phần việc còn lại của mình với chương trình. Việc điều tiết còn lại thuộc về Ban tố chức", chị giãi bày.
Theo Đại Lộ
- Ông bầu Đan Trường: Trác Thúy Miêu vô danh, không bình thường (09:33:00 07/10/2014)
- 'Chúng tôi xấu hổ vì có đứa cháu như Kenny Sang' (16:11:00 06/10/2014)
- Trác Thúy Miêu đội mũ bảo hiểm, mạnh mẽ chê bai Đan Trường (15:47:00 06/10/2014)
- Ngọc Trinh: Không phẫu thuật thẩm mỹ để che giấu nét quê mùa (13:51:00 06/10/2014)
- Vợ chồng Phan Đinh Tùng bế con gái lên sân khấu (08:04:00 06/10/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |