- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm gia dụng BlueStone hỗ trợ người phụ nữ “tròn vai” nội trợ hoàn hảo.
-
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt mẻ sẽ khiến hóa chất bám lại lâu hơn.
-
Người uống sữa, viêm khớp, tiết niệu, huyết áp cao không nên ăn rau muống...
-
Dầu ăn tốt, cao cấp có màu vàng sẫm trong suốt, óng ả...
-
Ngâm những miếng táo đã cắt trong giấm táo rồi cho vào hộp sẽ giữ táo được tươi ...
-
Quần áo của bé sau khi phơi nắng nên được là khô để tiêu diệt vi khuẩn còn sót ...
-
Đừng cố ăn hết mọi thứ một khi bạn đã cảm thấy no.
-
Bạn có thể dùng phấn rôm phủ lên vết bẩn trên caravat.
-
Dùng muối, than đá, dấm táo, phấn rôm... có thể làm bay mùi hôi giày.
Sai lầm khi ăn của đa số người Việt khiến mỳ ăn liền càng độc hại
Những thông tin về mỳ ăn liền chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone) khiến cho sợi mỳ không được tiêu hóa ngay cả khi ở trong dạ dày 2 tiếng khiến cho dư luận hoang mang.
Có lẽ ít nơi nào mỳ ăn liền lại được chuộng như ở Việt Nam. Theo con số thống kê của Bộ Công thương năm 2012, Việt Nam đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về số lượng mỳ ăn liền được tiêu thụ.
Với 5,1 tỷ gói mỳ ăn liền được sản xuất mỗi năm, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ từ 1 – 3 gói/người/tuần. Chỉ bằng những con số như vậy, có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỳ ăn liền trong đời sống của người Việt. Tính tiện dụng và cả sự hấp dẫn của nó đã khiến cho loại thực phẩm này trở nên thiết yếu trong bữa ăn gia đình.
Từ bỏ mỳ ăn liền hẳn là không dễ đối với nhiều người. Chi bằng song song với việc hạn chế dần dần, ta hãy học cách ăn mỳ ăn liền làm sao để đỡ gây hại nhất.
Sai lầm trầm trọng của đa số người Việt khi ăn mỳ ăn liền
Mỳ ăn liền trở thành món ăn được ưa chuộng của phần lớn người bận rộn, do tính tiện dụng của nó. Chỉ cần vài phút và một chút nước sôi, không phải lích kích bát đũa là người ta có thể có được một bát mỳ lót dạ.
Nhưng cũng chính cái tiện dụng này khiến cho tác hại của mỳ ăn liền được phát huy nhất. Đa số người Việt có thói quen úp mỳ hoặc ăn mỳ bằng cốc nhựa có sẵn do nhà sản xuất cung cấp kèm theo sản phẩm mà không biết cách ăn này khiến cho mỳ ăn liền hại càng thêm hại. Nguyên nhân do:
– Mỳ ăn liền được xử lý qua dầu, mà trong dầu lại chứa chất chống lên men thực phẩm (BHT) – loại chất có thể dẫn làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bệnh gan và nhiễm sắc thể dị thường.
Hơn nữa quá trình chiên sử dụng dầu chiên nhiều lần khiến cho dầu biến chất, sản sinh ra rất nhiều chất độc hại. Với những người hay ăn mỳ úp thì cũng đồng thời ăn luôn cả lượng hóa chất độc hại này.
– Sử dụng gói gia vị kèm theo mỳ: Gói gia vị này chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng muối Natri cao, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, làm cơ thể giữ nước và tăng huyết áp.
– Chất liệu làm bát, cốc đi kèm với mỳ ăn liền chứa tới 0,015mg chất Polystyrene trong khi chỉ cần sử dụng 0,001mg chất này một ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Vậy phải ăn mỳ ăn liền ra sao để hạn chế những tác hại này?
Cách ăn mỳ ăn liền đúng cách
– Chần mỳ: Chần mỳ là bước quan trọng để bạn loại bỏ lớp dầu bám trên bề mặt của mỳ nhằm hạn chế đưa vào cơ thể những chất béo không lành mạnh và nhiều chất độc hại sinh ra trong quá trình chiên mỳ.
– Vứt bỏ gói gia vị.
– Thêm rau xanh và chất đạm: Mỳ ăn liền chứa nhiều chất béo và tinh bột, nhưng lại không có chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất…
Theo Đại Lộ
- Mẹo chọn giò, chả không chứa hàn the (09:13:00 28/01/2015)
- Mẹo dọn dẹp nhà cửa theo phong cách Nhật (14:47:00 12/01/2015)
- Bí quyết muối cà giảm độc tố (15:52:00 07/01/2015)
- Cách chọn dầu ăn ngon (14:55:00 07/01/2015)
- 3 cách làm sạch lò vi sóng nhanh chóng (11:10:00 30/12/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |