- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Cách giúp bé vượt qua sự nhút nhát
Khuyến khích bé kết bạn, học những điều mới mẻ, thường xuyên trò chuyện với con... giúp bé dạn dĩ hơn, dần vượt qua tính nhút nhát.
1. Đừng so sánh con mình với bé khác
Nếu bạn có một thói quen như vậy, đừng làm như thế nữa vì bé sẽ càng tư ti hơn. Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm và dạy bé cách giao tiếp hiệu quả trong các tình huống bé gặp.
2. Không cố thay đổi con
Mỗi bé có cá tính riêng, có bé dạn dĩ, hướng ngoại trong khi nhiều bé thích sự yên tĩnh, hướng nội. Hãy khuyến khích bé cởi mở hơn trong giao tiếp và bớt dần sự nhút nhát. Tuy nhiên cần làm điều này từ tốn, thận trọng từng bước. "Dục tốc bất đạt" và đôi khi hành vi thúc đẩy của bạn vô tình gây ảnh hưởng tâm lý bé.
3. Khuyến khích bé thử những điều mới
Bé càng thử nhiều điều mới thì càng có nhiều cơ hội trở nên cởi mở hơn. Động viên con bạn thử các lớp học khác nhau, chẳng hạn như vẽ, bơi, nhảy múa, ca hát… giúp bé dành nhiều thời gian với những bé khác, thêm bạn bè, thêm niềm vui.
4. Mời những bé khác đến nhà chơi
Ở một môi trường mà bé thấy an tâm, bé có thể tự tin 'tiếp khách" hơn.
5. Hạn chế tivi và trò chơi điện tử
Nếu bạn cho phép con của bạn xem tivi hoặc chơi trò chơi trực tuyến thay vì chơi với các bé khác, không có gì lạ khi chúng sẽ nhút nhát, ngại giao tiếp.
6. Đừng tạo áp lực cho bé
Bé nhút nhát luôn tránh làm bất cứ điều gì mà làm cho chúng cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn đẩy đứa bé nhút nhát của bạn vào tham gia một lớp học mới chúng sẽ không cảm ơn bạn. Thậm chí, bé sẽ cảm thấy tổn thương vì nghĩ rằng bạn không quan tâm đến cảm xúc của chúng.
7. Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt
Dù bận rộn thế nào, bạn nên tìm thời gian để nói chuyện và lắng nghe con mình. Cũng giống như bạn chia sẻ cảm xúc và ý kiến của bạn với cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp, bé cũng muốn chia sẻ cảm xúc của mình (bé không có xu hướng chia sẻ ý kiến với người lạ hoặc bạn mới). Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu làm thế nào để lắng nghe con bạn và tìm một vài phút để nói chuyện khi bọn bé hỏi về vấn đề nào đó.
Theo VnExpress (Amerikanki)
- 3 câu nói phản tác dụng (11:30:00 17/03/2015)
- Chữa bệnh ghen tị của bé với anh chị em ruột (07:54:00 16/03/2015)
- Dạy bé văn hóa không làm phiền người khác (14:27:00 12/03/2015)
- Những nguyên tắc khi dạy con làm việc nhà (11:50:00 06/03/2015)
- 11 bước giúp bé hết sợ 'ma' (08:10:00 03/03/2015)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |