Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hà Nội: Cửa hàng một giá nhưng bán... mọi giá

16:31:40 17/04/2009
Với nhiều lợi thế như giá rẻ, dễ hút khách... việc mở cửa hàng một giá thời gian gần đây có xu hướng trở thành phong trào tại Hà Nội. Nhưng không ít nơi vẫn thản nhiên dùng chiêu “treo đầu dê” để bán sản phẩm với đủ mọi giá.

Cửa hàng một giá xuất hiện khoảng ba năm gần đây. Thường những cửa hàng này treo biển với giá “sốc” như 50.000, 60.000, thậm chí 8.000 đồng. Theo chị Nguyễn Thị Toán, nhân viên của cửa hàng một giá 104 Thái Thịnh, với những mức giá này, loại hình cửa hàng một giá đánh trúng tâm lý tò mò của khách hàng. “Giá rẻ lại thoải mái lựa chọn mà không phải mặc cả chính là lợi thế của cửa hàng một giá. Nhiều khách hàng ban đầu đến với cửa hàng chỉ vì tò mò nhưng sau đó đã trở thành khách quen của chúng tôi”, chị Toán nói.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế càng khiến những cửa hàng một giá đắt khách vì không ít người bỏ thói quen sính hàng hiệu để tiết kiệm chi tiêu. Từ sau Tết trở lại đây, trong khi các cửa hàng quần áo khác rơi vào tình cảnh ế ẩm thì nhiều chủ cửa hàng một giá cho hay, lượng người mua vẫn khá ổn định. “Mỗi ngày, cửa hàng tôi bán được khoảng 100 sản phẩm với tổng doanh thu trên dưới 10 triệu đồng”, chị Toán nói.

Nhiều khách hàng nghi ngại, mỹ phẩm một giá 8.000 đồng có chất lượng? Ảnh: Lê Trang.

Thời gian gần đây được coi là thời điểm “nở rộ” cửa hàng một giá. Hầu hết trên các tuyến phố Hà Nội đều xuất hiện các chuỗi cửa hàng như Thái Thịnh, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Huế, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng… Chị Nga, nhân viên cửa hàng 105 Nguyễn Lương Bằng, cho biết: “Hai tuần gần đây, cửa hàng rất ế ẩm. Có ngày thậm chí không bán được cái áo nào. Từ khi chuyển sang kinh doanh hàng một giá, lượng khách đông hơn hẳn, mỗi ngày cũng bán được 25 - 30 sản phẩm”.

Đa số chỉ là ‘treo đầu dê”

Qua khảo sát, có thể thấy đa số cửa hàng một giá chỉ là hình thức “treo đầu dê” để hút khách trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Hiện tượng này không phải hiếm ở Hà Nội. Trong số 10 cửa hàng một giá được khảo sát thì có tới 8 cửa hàng bán khác giá.

Nhiều chủ cửa hàng thừa nhận, do không bán được hàng nên đã treo biển một giá để cải thiện tình hình. “Sau khi thanh lý được nhiều hàng, chúng tôi sẽ chuyển về hình thức bán cũ. Vì cái khó của cửa hàng một giá là phải tìm được những sản phẩm có giá trị tương đương và độc đáo để gây ấn tượng với khách”, nhân viên của cửa hàng một giá trên Phố Huế tiết lộ.

Hơn nữa, những cửa hàng này tuy treo biển là “một giá” nhưng những sản phẩm ở đây lại được bán với rất nhiều giá khác nhau. Bước vào một cửa hàng quần áo một giá 90.000 đồng trên phố Tôn Đức Thắng, sau khi hỏi mới biết đây là cửa hàng “nhiều giá”, có sản phẩm lên tới 400.000 - 500.000 đồng. Khi thắc mắc, chủ cửa hàng phân bua: “Do hàng cũ còn nhiều được nhập với giá cao nên chúng tôi phải bán với nhiều mức giá khác nhau. Khi nào bán hết, chúng tôi sẽ nhập hàng 90.000 đồng”.

Cửa hàng một giá dễ hút khách vì giá rẻ. Ảnh: Lê Trang.

Một số cửa hàng 99.000 đồng trên phố Phạm Ngọc Thạch hay 100.000 đồng cuối đường Tây Sơn cũng kinh doanh tương tự. Hầu hết các mặt hàng ở đây có nhiều loại giá khác nhau, những sản phẩm một giá như quảng cáo chỉ chiếm một phần rất nhỏ. “Thấy treo giá 90.000, chúng tôi vào để xem hàng nhưng chỉ có khoảng mười sản phẩm có giá đó, còn lại cao ngất ngưởng. Cảm giác rất bực mình, cứ như mình bị lừa”, chị Nguyễn Thị Đức Hạnh (ở Nam Đồng) bức xúc.

Còn chị Lê Thị Thanh, Thanh Xuân, Hà Nội nói: “Vào cửa hàng một giá trên phố Xuân Thủy, Cầu Giấy, tôi chọn lựa mãi được ba cái áo vừa ý. Lúc thanh toán chủ cửa hàng “hét” giá gấp hai lần giá treo ở ngoài”.

Thậm chí, có khách hàng kể lại, khi bước vào một giá 60.000 đồng cuối phố Đặng Văn Ngữ, mới té ngửa đây là cửa hàng một giá 70.000 đồng. Hỏi thì chủ cửa hàng trả lời, do nâng giá nhưng cửa hàng chưa… thay biển được.

Không chỉ bán sai giá, nhiều cửa hàng một giá còn “tận dụng” hàng lỗi, chất lượng kém để thanh lý. Nhiều cửa hàng thừa nhận: “Vì là một giá, lại rẻ nên sản phẩm bày bán chủ yếu là nhập từ Trung Quốc”.

“Tại cửa hàng một giá 90.000 đồng trên đường Tây Sơn, những chiếc áo được bán cùng một giá giá vừa ít lại vừa kém chất lượng. Cái thì xấu, cái thì sút chỉ, dơ bẩn”, chị Lan Anh, khách mua hàng, cho biết.

Theo Báo Đất Việt
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo