- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM, giá cả tăng cao
Giá cả tăng cao trong khi thu thập giảm sút đã khiến người tiêu dùng chùn tay khi mua sắm, đến cả thực phẩm thiết yếu cũng giảm sức mua. Tình trạng chung tại các khu chợ, siêu thị và trung tâm mua sắm...
Chợ ế ẩm
- Bà Mành - tiểu thương chợ Bà Chiểu cho biết, khách chỉ đông chừng hơn 1 giờ đồng hồ buổi sáng ở dãy hàng thực phẩm; sau đó, cả chợ lặng lẽ. Những sạp bán thịt, cá trước đây đông khách quen; giờ, cũng chỉ bán được chừng 50% so với trước.
Sạp rau quả của bà Mành dù ngon, cộng thêm bán hàng có “khuyến mãi” thêm vài quả ớt, chanh cho người mua nhưng mỗi ngày chỉ bán được khoảng hơn chục kg các loại.
- Ngay cả cửa hàng hoa nằm ngay mặt tiền chợ phía đường Bạch Đằng, vốn kinh doanh rất phát đạt mà chủ cửa hàng cũng phải thốt lên hai từ: “Rất chán!”.
- Tình cảnh cũng khá hiu hắt ở chợ Thị Nghè. Ban quản lý chợ cho biết, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt cá bán khá chậm, lượng hàng về chợ trong tuần giảm 15% so với tháng trước. Giá xăng tăng kéo theo giá các loại cá ngân, cá bạc má tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg. Sức mua chậm đến mức nhiều tiểu thương không còn mặn mà lấy hàng về bán.
- Các chợ Bến Thành, Tân Định cũng lâm vào tình trạng tương tự. Khách mua đông vào khoảng 8–9h sáng, sau đó các dãy hàng thực phẩm đều vắng hoe. Thịt, cá, tôm, rau củ quả bày đầy trên các khay, các sạp và dù nhìn khá tươi ngon cũng chẳng thuyết phục được khách ghé mua.
Bà Nga bán thịt lợn ở chợ Tân Định nói rằng, từ khi giá tăng, những khách quen của bà cũng chỉ xem món nào rẻ nhất mới mua.
Tiểu thương Ngọc Hương (bán hoa quả) cho biết, năm nay, hầu như tâm lí người dân chuộng đến siêu thị mua sắm sửa vì ở đấy tiện nghi hơn và giá cả có lẽ phải chăng hơn ở chợ. Đã vậy, các trung tâm thương mại, siêu thị không ngừng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Trong sáng 15/4, giá hoa quả tại các khu chợ ở TP HCM đã có sự điều chỉnh tăng 20% so với cuối tuần trước. Bưởi có giá từ 16.000–18.000 đồng/kg, xoài có giá từ 25.000 đồng/kg trở lên, dưa hấu từ 4.000–12.000 đồng/kg, giá các loại trái cây khác như lê, táo, quýt… đều ở mức cao hơn so với vài ngày trước.
Ngoài ra, yếu tố nói thách, trả giá vẫn tồn tại các chợ bán lẻ cũng góp phần làm cho bà nội trợ chuyển hướng mua sắm trong siêu thị. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do giá cả tăng, nên người dân chắt chiu trong việc mua sắm.
Ảnh minh họa.
Siêu thị cũng buồn
Không khá hơn chợ, sức mua ở siêu thị và các trung tâm mua sắm cũng giảm hẳn. Tại siêu thị, không còn cảnh khách chen nhau xếp hàng chờ ở quầy tính tiền như trước, cho dù đó là những ngày cuối tuần ở Metro, Co.opmart, Maximark…
Trên các quảng cáo của các trung tâm điện máy như Thiên Hoà, Nguyễn Kim, Chợ Lớn, Ideas… hay các nhãn hàng máy tính, điện thoại di động trong mấy ngày trở lại đây có thể thấy hầu hết thông điệp quảng cáo đều nhấn mạnh: Giá rẻ nhất, khuyến mãi hấp dẫn nhất...
Ông Hòa (nhà ở quận 3) cho hay, cả gia đình ông "mê" tivi LCD từ rất lâu, nay dù giá khuyến mãi giảm còn 10 triệu đồng, phù hợp với túi tiền nhưng ông Hòa chưa muốn mua. Ông Hòa giải thích, với số tiền đó, còn nhiều thứ cần thiết hơn để mua.
Ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý Citimart Chu Văn An (quận Bình Thạnh), cho biết theo dõi hóa đơn mua sắm của khách hàng, người tiêu dùng ngày càng căn ke, so sánh giá nhiều hơn. Họ không còn mua sắm theo ý thích mà bó chặt chi tiêu vào những mặt hàng thiết yếu nhất. So với thời điểm Tết, sức mua hiện đã giảm đến 30%.
Đại diện hệ thống siêu thị Intimex tính toán, một khách hàng vào siêu thị trước đây có thể mua sắm phổ biến ở mức 200.000 đồng/lần, con số này hiện tại chỉ vào khoảng hơn 100.000 đồng.
Tại hệ thống Co.op Mart, sau vài đợt tăng giá xăng, giá hàng hóa cũng tăng từ 10%-15% (tùy mặt hàng). Bà Phạm Thị Thanh Tuyền - Giám đốc tiếp thị hệ thống Co.opmart cho biết hoá đơn từ khách mua hàng chỉ rõ mức chi bình quân trên mỗi hoá đơn đã giảm khoảng 30%. Tạm tính sức mua giảm trên 10%.
Đại diện siêu thị Hà Nội cũng nói, mức chi tiêu trên mỗi hoá đơn giảm, lượng khách đến mua sắm ở các siêu thị cũng giảm đến 20%.
Có thể nói, sức mua giảm sút khiến các hệ thống siêu thị lớn đang tập trung đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút, kích thích mua sắm.
Tuy nhiên, bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc trung tâm BSA nhận xét, để kích cầu không chỉ tăng khuyến mãi mà cần phải thay đổi hình thức khuyến mãi.
Chuyển các giá trị quà tặng bằng sản phẩm hay dịch vụ vào giá là một trong những cách đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bởi người tiêu dùng đang rất nhạy cảm với giá, nên nhà kinh doanh nào chia sẻ được với nỗi lo cơm áo gạo tiền của từng gia đình, thì sẽ bán tốt hơn.
Bà Hạnh cho biết thêm, để làm đựơc điều đó, một số siêu thị cần nỗ lực đàm phán, chia sẻ với nhà cung cấp, sản xuất để giảm giá hơn nữa cho người tiêu dùng và tạo thế cạnh tranh giữa các siêu thị với nhau.
Theo VNN
- 10 cách tiết kiệm tiền khi mua quần áo (21:38:00 13/04/2009)
- Khóc - cười với hàng 'đại hạ giá' (15:13:00 10/04/2009)
- Doanh nghiệp muốn tăng giá xăng thêm 1.000 đồng (13:53:00 10/04/2009)
- Giao tiền chợ cho osin (09:49:00 08/04/2009)
- TPHCM: Chồng chất khuyến mãi đồ nội thất (14:55:00 07/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |