- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Báo cáo tài chính gia đình
Liệu bạn có cảm thấy tự tin nắm vững được con số chi tiêu của mình năm ngoái? Liệu bạn có biết mình đã chi bao nhiêu cho mua xăng, đi chợ, trả tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện gia đình tháng trước? Bạn có biết mình chi bao nhiêu khi đi nghỉ Hè năm ngoài?
Sơ sơ mấy câu hỏi nhỏ đó là sự khởi đầu cho bà mẹ trẻ phải lo thu chi trong gia đình sau ngày bắt đầu ăn riêng và nhất là khi sinh con đầu lòng.
Ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của tiền nhưng đa số chúng ta có xu hướng hờ hững khi đề cập tới vấn đề tài chính. Chính vì vậy, bà mẹ trẻ nên tự trau dồi cho mình công cụ “báo cáo tài chính”. Việc làm này, xin nói thêm, hoàn toàn không bao hàm ý khuyến khích bạn “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”.
Công cụ báo cáo tài chính thực ra rất đơn giản và phục vụ mục đích duy nhất là giúp bạn từng bước tự rút kinh nghiệm thói quen chi tiêu.
Cơ bản, báo cáo tài chính gồm phần thu và phần chi. Bạn có thể chia hai trang của một cuốn sổ: phần thu bên trái và phần chi bên phải.
Kỳ hạn để cộng sổ nên theo từng tháng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tính theo kỳ lương của hai vợ chồng bạn nhằm trả lời câu hỏi vì sao “chưa hết tháng đã hết lương?”.
Phần thu ghi đầy đủ các khoản vợ chồng bạn nhận được trong kỳ.
Phần chi thì bao gồm các khoản chi cố định như tiền học cho con, mua sữa cho em bé, tiền xăng và bảo dưỡng xe...
Phần không cố định bao gồm những khoản như mua thực phẩm, giải trí, hiếu hỷ...
Tổng cân đối của hai cột, trong trường hợp này thì trái nhiều tốt hơn phải. Việc làm tiếp theo là xử lý thế nào nếu như cáo cáo tài chính cho biết bạn còn dư một khoảng tiền nhất định.
Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, bởi có nhiều người xử lý một cách kiên quyết hơn - phải trích một khoản bỏ vào tiết kiệm trước khi đặt bút ghi vào cột bên trái trong sổ. Có thể thái độ kiên quyết đó sẽ giúp cho bạn không “vung tay quá trán” trong tiêu dùng hàng ngày.
Điều quan trọng nhất, vấn đề không phải là gia bạn thu nhập bao nhiều mà là gia đình bạn dành dụm được bao nhiêu. “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện” mà.
Nếu bạn rèn luyện được thói quen làm báo cáo tài chính nêu trên, chắc chắn bạn sẽ có điều kiện để khắc phục sai lầm, mở rộng khả năng quản lý gia đình.
Hằng Nga (mevabe.net)
- Giá gạo dần về mức trước 'sốt' (14:21:00 03/05/2008)
- TPHCM: Đón khuyến mãi (00:45:00 24/04/2008)
- Giá sữa 'dậm dọa' lại tăng (08:35:00 22/04/2008)
- Hà Nội: Siêu thị đồng loạt tăng giá (14:20:00 21/04/2008)
- 15/04: Sữa của Vinamilk và Nuti tăng giá (00:38:00 17/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |