- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Giá gạo dần về mức trước "sốt"
Hai ngày nghỉ lễ vừa qua, giá gạo trên thị trường TPHCM đang từng bước được bình ổn và lùi dần về mức trước sốt ảo. Dự báo trong những ngày tới, giá gạo sẽ tiếp tục giảm do lượng hàng dự trữ rất dồi dào.
Gạo chợ ế ẩm
Mất lòng tin do thông tin khan hàng, đẩy giá gạo tại các chợ lên cao, người tiêu dùng đã “quay lưng” với gạo chợ để tìm vào gạo siêu thị theo giá nhà nước quy định. Dù nỗ lực giảm giá, tiểu thương kinh doanh gạo tại các chợ vẫn nóng ruột vì khách vắng hoe.
Ngày 2/5, giá gạo tại chợ Hòa Bình (quận 5) đã giảm thêm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. Cụ thể, gạo nàng thơm từ 20.000 đồng/kg giảm còn 18.000 đồng/kg; gạo tẻ thường từ mức 12.000 đồng/kg xuống còn 11.000 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thơm Đài Loan còn khoảng 18.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng); gạo bụi sữa còn 12.000 - 13.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng).
Chiều 2/5, trong báo cáo với các cơ quan chức năng thành phố, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM khẳng định giá gạo trên địa bàn ghi nhận suốt buổi sáng cùng ngày đã giảm mạnh so với một vài ngày trước, đặc biệt hiện tượng đầu cơ gạo đã không còn. Trong các ngày từ 30/4 - 2/5, lực lượng chức năng TPHCM liên tục phát hiện và lập biên bản xử lý hàng loạt tiểu thương kinh doanh gạo trái phép và tích trữ hàng chờ tăng giá.
Ban quản lý chợ Hòa Bình cho biết, dù giá gạo đã hạ nhiệt gần bằng mức trước khi “sốt ảo” nhưng tình hình tiêu thụ tại các quầy gạo tại chợ vẫn đang ế ẩm. Từ vài ngày nay, khách hàng chỉ mua cầm chừng 1 - 2 kg gạo để chờ những diễn biến mới của giá gạo.
Vẫn phải chú trọng ngăn chặn đầu cơ
Tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), giá gạo cũng đã giảm 6.000 - 10.000 đồng/kg so với hôm chủ nhật tuần trước (ngày 27/4). Theo bà Trương Minh Phượng, Ban quản lý chợ, sau cơn sốt gạo vào hai ngày cuối tuần vừa rồi, sức mua tại chợ đã trầm lắng hẳn.
Hiện, giá gạo tại chợ Trần Chánh Chiếu (quận 5) vẫn cao hơn mức giá trước cơn sốt khoảng 2.000 - 5.000 đồng/kg nhưng tiếp tục điều chỉnh theo đà giảm. Ngày 2/5, lượng gạo về chợ này đạt 80 - 90 tấn/ngày nhưng hàng đang “dội chợ”.
Ảnh: Dân Trí
Siêu thị “đắt” hàng
Ngược với diễn biến tại các chợ, tình hình tiêu thụ gạo tại các siêu thị vẫn rất nóng bỏng. Khách hàng ùn ùn kéo đến các siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Co.op Mart, Metro và Vinatex để tìm mua gạo vì ở đây giá gạo rẻ hơn so với chợ.
Chiều tối 2/5, gian hàng gạo tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu nhộn nhịp vì thu hút được nhiều người đến mua hàng. Theo một nhân viên bán hàng, ngày hôm nay, siêu thị đã bán lẻ được 5 tấn gạo.
Trước đó trong các ngày 30/4 và 1/5, siêu thị bán ra khoảng 14 - 15 tấn gạo/ngày. Đó là chưa kể đến các đơn hàng đặt từ các bếp ăn tập thể của các công ty, trường học… Các loại gạo phổ biến tại siêu thị là gạo tài nguyên giá 11.300 đồng/kg; gạo trắng dài Mê Kông giá 9.700 đồng/kg. Theo thống kê, từ ngày 28/4 đến nay, toàn hệ thống Co.op Mart đã bán trên 700 tấn gạo.
Ngày 2/5, đội bán hàng lưu động của Saigon Co.op tiếp tục đưa 12 tấn gạo đến 4 xã Bình Khánh, Cần Thạnh, Long Hòa và An Thới Đông của huyện Cần Giờ để bán gạo giá rẻ.
Hôm nay 3/5, đội bán hàng lưu động này tiếp tục mang gạo đến bán tại KCN Tân Tạo, KCN Vĩnh Lộc và xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.
Đà Nẵng: Giá gạo gần về vạch xuất phát Trước tình hình giá gạo tăng vọt và người dân đổ xô đi mua gạo trong ngày 27, 28/4, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh đã chỉ đạo công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng mở 5 điểm bán gạo liên tục tại chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ An Hải Đông, chợ Hòa Khánh và 4 điểm lưu động tại các đường Phạm Như Xương, Cách Mạng Tháng 8, Trưng Nữ Vương, Huỳnh Ngọc Huệ với giá gạo thống nhất là 9.500 đồng/kg. Trong ba ngày (29, 30/4 và 1/5) từ khi triển khai 9 điểm bán gạo, công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng đã bán ra 100 tấn gạo. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, giá gạo tại Đà Nẵng hiện đã gần về "vạch xuất phát".
Ngoài ra các siêu thị trên địa bàn thành phố như Big C, Metro… cũng tham gia vào công tác bình ổn giá gạo với giá bán gạo thường 9.500 đồng/kg. Vì thế hôm nay, giá gạo tại các cửa hàng ở chợ Cồn, chợ Hàn… đã giảm dần. Cụ thể: gạo thơm lài sữa, gạo thơm dẻo xuống 12.000 đồng/kg, gạo tép: 10.000 đồng/kg, gạo thơm hương lài: 11.000/kg…
Theo Dân Trí
- TPHCM: Đón khuyến mãi (00:45:00 24/04/2008)
- Giá sữa 'dậm dọa' lại tăng (08:35:00 22/04/2008)
- Hà Nội: Siêu thị đồng loạt tăng giá (14:20:00 21/04/2008)
- 15/04: Sữa của Vinamilk và Nuti tăng giá (00:38:00 17/04/2008)
- Hòa hợp trong chi tiêu (17:15:00 08/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |