Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bọ xít hút máu người không gây bệnh

15:11:30 04/07/2010

Trả lời phóng viên, TS Hồ Đình Trung (Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ) cho biết: 'ở Việt Nam cũng có loại bọ xít hút máu người nhưng khả năng truyền bệnh là rất thấp, nếu không nói là hầu như không có'.

Tại Việt Nam chưa ghi nhận bọ xít truyền bệnh Chaga’s

Loại bọ xít hút máu rồi gây bệnh ngủ Chaga’s mới ghi nhận ở một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Nếu bị đốt, người bệnh sẽ sốt cao, tiêu chảy, buồn ngủ, khi chuyển từ thể cấp sang thể mạn, sẽ để lại hậu quả nguy hiểm.

Cận cảnh loại bọ xít hút máu. Hiện nay, loại bọ xít hút máu người chủng truyền bệnh Chaga’s vẫn chỉ có ở những khu vực Trung và Nam Mỹ.

Theo nghiên cứu của Viện này, bọ xít hút máu có hơn 3.000 loại đang tồn tại trên thế giới. Nhưng chỉ có hai loại có tên khoa học là Triatomamegista và Roginustralizut là truyền bệnh Chagas khi hút máu người.

Cũng theo TS Trung, đến thời điểm này chưa ghi nhận một trường hợp nào tại Việt Nam mắc bệnh Chaga’s, do nguồn lây bệnh thấp.

Nếu bị bọ xít đốt, không nên hoảng hốt, cần theo dõi trong thời gian một tháng những diễn biến bệnh cũng như những triệu chứng xuất hiện trên da. Nếu mắc bệnh chagas sau khi bọ xít đốt sẽ ủ bệnh khoảng vài tháng.

Ở Việt Nam, bọ xít hút máu người xuất hiện từ hơn 10 năm trước và không thấy có nghiên cứu nào hay xuất hiện bệnh nhân nào có triệu chứng Chaga’s. "Điều này chứng tỏ loại bọ xít hút máu người hiện đang có ở Việt Nam không phải là một trong hai loại gây bệnh Chaga’s. Loại bọ xít hiện nay không có khả năng gây bệnh Chaga’s"- TS Trung nói.

Cũng theo TS Trung, bọ xít hút máu người là một loại trung gian truyền bệnh, nó chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh. Nhưng ở Việt Nam không có mầm bệnh, giả sử nếu có mầm bệnh thì cũng cực kỳ ít. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể.

Xuất hiện ở Việt Nam từ 10 năm trước  

PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh, nguyên Trưởng khoa Sinh học Phân tử, nguyên Phó trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng TƯ cho biết, cách đây hơn 10 năm đã tình cờ phát hiện trong nhà mình (đường Lương Thế Vinh -Thanh Xuân, Hà Nội), có những con bọ xít lạ, xuất hiện vào ban đêm.

Hầu hết, những trường hợp khác khi bị loại bọ xít này đốt đều có biểu hiện ngoài da như sưng đỏ, tím bầm, nếu gãi vào thì trầy xước, mưng mủ và bị bội nhiễm. Một số người bị sốt nhẹ hai đến ba ngày và chưa thấy để lại di chứng gì.

Còn tại một số nước trên thế giới như tại khu vực Trung và Nam Mỹ, đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh Chaga’s, bệnh về máu do bọ xít hút máu truyền. Nguy hiểm của căn bệnh này là biểu hiện bệnh muộn, thường có triệu chứng sau 1 đến 3 tháng đầu bị đốt. Người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ngủ vặt nhiều. Mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, gây các bệnh về máu như tắc nghẽn mạch máu, rung tim...

Theo thông tin từ các BV Da liệu TƯ, Da liễu Hà Nội, Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới thời gian vừa qua không tiếp nhận bệnh nhân nào liên quan đến bọ xít đốt.

PGS.TS Mạnh cho hay: Cách đây gần 20 năm, giáo sư Vũ Phong cho biết có một ca bệnh tại BV 103 được nghi do bọ xít hút máu người truyền sang.

Ngày 30/6, ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã yêu cầu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ khẩn trương có báo cáo cơ bản về loài côn trùng này, trong đó chú trọng các yếu tố: Có hay không nguy cơ truyền bệnh cho người trong điều kiện khí hậu, môi trường Việt Nam; cách dự phòng bệnh lây truyền từ bọ xít trong trường hợp chúng là tác nhân gây bệnh... 

Theo GĐ & XH

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo