Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hành trình cặp bồ với hàng xóm đến lúc giết 4 mạng người

07:42:30 04/07/2010

Các điều tra viên quyết định 'đánh bài ngửa' với Dụng bằng cách đưa ra tờ huyết thư mà chị Chi để lại trước lúc ngất đi. Dụng nhìn tờ giấy, mặt biến sắc.

Tên Dụng được công an dẫn giải ra nói chuyện với PV.

Phóng viên đã được các đồng chí Công an tỉnh Phú Thọ ưu ái cho tiếp xúc trực tiếp với tên tội phạm giết người không chớp mắt này. Một giờ ngắn ngủi đối diện với tên tội phạm, nhiều uẩn khúc của vụ án đã được sáng tỏ.

4 ngày sau khi bị bắt, kẻ sát nhân Nguyễn Công Dụng (tức Công) ở khu 10 xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (Phú Thọ) đã bình tâm trở lại. Những lời tường trình về nguyên nhân của việc ra tay sát hại 4 mạng người ngày 23/6 của Dụng cũng rõ ràng hơn và những điều Dụng nói khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, đau xót…

Không nóng hầm hập như những ngày xảy ra vụ án mạng kinh hoàng, hôm nay, thời tiết Việt Trì mát lành hơn, bởi những cơn giông bất chợt, những trận mưa xối xả. Được đối diện với tên tội phạm gây bàng hoàng dư luận, lòng tôi mang nhiều cảm xúc khó tả. Khu tạm giam cách trụ sở Công an tỉnh hơn 1km, vừa được đưa vào sử dụng, thì đã “đón tiếp” tên sát nhân máu lạnh.

Tôi thang thang bên những luống rau do các đồng chí công an trồng để cải thiện, chờ các đồng chí công an gọi vào làm thủ tục cần thiết trước khi gặp can phạm.  

Làm xong các thủ tục để tiếp xúc với can phạm, đích thân Thượng tá Thạch Văn Thắng – Phó Giám thị Trại tạm giam cùng Trung tá Đào Diệu Sơn – Đội trưởng Đội trọng án Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Phú Thọ, đưa chúng tôi vào gặp Dụng.

4 ngày sau khi bị bắt, Dụng thay đổi khá nhiều, râu ria lởm chởm, đôi mắt trũng xuống, có lẽ do mất ngủ. Dụng mặc chiếc áo màu vàng, khẽ lách mình qua cánh cửa mở nhỏ để bước ra ngoài phòng giam.

Trái với vẻ bất cần, bất hợp tác trong đêm 24/6, khi vừa được di lý từ tỉnh Vĩnh Phúc về Công an tỉnh Phú Thọ, lần này, Dụng trông hiền lành hơn. Gặp tôi, hắn khẽ cúi mình chào. Tôi hỏi: "Mấy hôm rồi có ngủ được không?", Dụng ngập ngừng bảo: “Ngủ chập chờn lắm bạn ạ… nhớ con và ân hận lắm…”. Nói rồi Dụng cúi xuống, vẻ mặt đượm buồn.

Cái danh từ “kẻ sát nhân man rợ” trong lúc này, quả thực không có chút nào hợp với Dụng. Để Dụng ngồi lên chiếc ghế đá dài dành cho can phạm, tôi đưa cho gã cốc nước. Dụng đưa hai tay cầm lấy, vừa uống vừa khẽ nhìn tôi, vẻ ngài ngại.

Đôi lúc hắn còn nở nụ cười.

Ít ai có thể ngờ, cái con người đang sợ sệt ngồi trước mặt tôi ấy lại có thể ra tay liền một lúc để cướp đi mạng sống của con 4 con người, trong đó có cả người mà hắn yêu thương, “thề non hẹn bể”. Trung tá Sơn – người trực tiếp đi bắt Dụng bảo: “Có lẽ trong lúc đó, trong Dụng chỉ còn phần “con”, những ghen tuông, ức chế đã giết chết phần “người” trong con người gã”.

Còn nhớ đêm 24/6, khi vừa được đưa về Công an tỉnh Phú Thọ, tôi cũng có cơ hội đối diện trực tiếp với Dụng. Hắn lặng thinh không nói nửa lời về nguyên nhân của sự việc. Hắn nói vừa như thách thức vừa như buông xuôi: “Tôi giết một lúc 4 mạng người, đáng bị bắn đến 4 lần… Các anh bắn tôi sớm ngày nào vợ con tôi đỡ khổ ngày ấy”.

Thái độ của Dụng khiến các điều tra viên tham gia vào vụ án không khỏi băn khoăn. Có thể đó là cách để Dụng đối phó với việc đấu tranh của cơ quan điều tra, cũng có thể do Dụng hoang mang, tiêu cực sau khi đã hình dung hết hình phạt mà y phải chịu với hành vi tàn bạo mà hắn đã gây ra.

Trước những nhận định đó, các điều tra viên nghiêng về khả năng thứ 2, và đã mềm dẻo để đấu tranh với Dụng. Không trực tiếp hỏi về vụ án, các anh tâm sự về chuyện gia đình, về vợ con: “Chúng tôi cũng như anh, cũng có vợ, có con… Mình là đàn ông, dám làm dám chịu, sao nỡ để vợ con phải khổ…”. Những lời tâm sự đó đánh trúng điểm yếu của kẻ tội đồ. 3 giờ sáng, Dụng xin được hợp tác với cán bộ điều tra, xin được khai tất cả.

Dụng xin cốc nước, uống xong thì khai nhỏ giọt. “Việc giết anh Chính là do chủ ý của Chi. Chi bảo tôi phải giết Chính thì mới về ở với nhau được. Sau đó Chi bàn với tôi và chuẩn bị sẵn dao. Khi tôi đến, Chi dùng dao cắt cổ anh Chính…” – hắn khai rành rọt như vậy.

Những lời Dụng khai như một sự thách thức với các điều tra viên của đội trọng án. “Nếu chị Chi chủ định giết chồng, thì ai gây ra thương tích cho chị Chi?” – một điều tra viên đặt câu hỏi. Dụng đáp: “Lúc Chi lấy dao siết cổ anh Chính, tôi lao vào giằng lấy dao, trong lúc đó thì chẳng may con dao đâm vào Chi. Thấy Chi chảy máu, tôi hoảng sợ nên bỏ chạy…”.

“Như anh nói thì chẳng lẽ chị Chi tự đâm vào chân mình?”. Trước câu hỏi đó của cán bộ điều tra, Dụng cúi đầu không nói. Đến lúc đó, các điều tra viên quyết định “đánh bài ngửa” với Dụng bằng cách đưa ra tờ huyết thư mà chị Chi để lại trước lúc ngất đi. Dụng nhìn tờ giấy, mặt biến sắc. Trên tờ giấy đầm đìa máu là mấy dòng chữ nguệch ngoạch.

"Công đâm tôi và chồng tôi. Người làm chứng: Chi. Hán Thị Chi".

Mối tình oan nghiệt của kẻ giết 4 người  

Sau một hồi hỏi han tình hình sức khỏe, ăn uống, ngủ nghỉ của tên tội phạm man rợ, mà thú thực, những câu hỏi không phải thể hiện sự quan tâm gì của tôi với gã, mà chỉ để gã bình tâm lại mà thôi. Đó là những câu hỏi theo thói quen của mỗi nhà báo khi tiếp xúc với tội phạm, để chúng có cảm giác gần gũi và chia sẻ. Kẻ giết người không chớp mắt như thế, đối diện với gã, dù tay gã đã bị còng, dù các đồng chí công an đứng gác ngay cạnh, dù không nguy hiểm gì đến tính mạng của tôi, song cảm giác rờn rợn cứ chạy dọc sống lưng.

Sở dĩ tôi ví Dụng như con “trâu điên”, là vì, tôi đã từng chứng kiến hành vi của một con trâu khi nó nổi điên. Cách đây mấy năm, ở làng tôi, bỗng dưng xuất hiện một con trâu lạ, lững thững đi dọc đường làng. Sau lưng nó, một người đàn ông lái xe máy chầm chậm, giữ khoảng cách, có vẻ như không dám đến gần nó.

Đột ngột, con trâu này nhảy dựng lên, lao người đàn ông, rồi húc bẹp chiếc xe máy. Sau đó, nó xông vào nhà dân, cứ tìm người để “chém”. Hễ gặp ai, nó lao vào húc. Nhiều người sợ hãi leo tót lên cây, trèo lên mái nhà, đóng kín cửa. Vài người phải đi cấp cứu, khâu hàng chục mũi. Phải đến khi công an xã vác súng đến bắn hạ, nó mới dừng hành động giết người.

Sau này, tìm hiểu, tôi mới biết, sở dĩ con trâu hiền lành đó nổi điên, là bởi, nó chứng kiến những người trong lò mổ lần lượt hạ sát từng con trâu một trước mắt nó. Quá bất bình, nó lồng lên, rứt dây thừng, lao vào húc đám thợ lò mổ, rồi chạy dọc làng, gặp người nào húc người đó.

Nhớ lại con trâu húc người năm kia, tôi thấy giống tên Dụng này quá. Nhưng dù sao, con trâu kia húc người là để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại, còn tên Dụng này ác thú còn hơn cả trâu điên.

Trước mặt tôi, “trâu điên” Nguyễn Công Dụng bắt đầu kể gốc gác nguyên nhân sâu xa mà gã gây ra thảm họa.

Trước mặt tôi, khác hẳn với hành động của một con “trâu điên”, Dụng tỏ vẻ hiền lành, ngồi nép vào một góc ghế, rành rọt kể lại về quá trình gây án.

Năm 1985, Dụng cùng anh Nguyễn Công Chính đã gây ra vụ trộm cắp tài sản của một người nước ngoài tại bến phà Then thuộc xã An Đạo, huyện Phù Ninh. Sau khi trộm cắp được chiếc túi, Dụng lấy xe đạp, hộc tốc chở anh Chính chạy về nhà do lo sợ bị phát hiện. Về nhà, cả hai cùng kiểm tra “chiến lợi phẩm”, nhưng rồi cùng thất vọng vì bên trong chỉ có chiếc áo khoác và mấy cái bánh, gói kẹo, là đồ ăn của ông Tây kia.

Dụng thấy làm lạ, rồi sinh nghi: “Rất có thể trong lúc ngồi đằng sau, Chính đã mở túi giấu tiền đi để hưởng một mình, chứ làm gì có chuyện Tây mà túi rỗng…”. Sau lần ấy, cả Dụng và Chính đều bị bắt rồi bị kết án 15 tháng tù giam. Cái ý nghĩ cùng nhau đi ăn trộm, thành quả thì bị Chính chiếm hết, trong khi lại bị đi tù như nhau cứ quanh quẩn trong đầu Dụng. Và cho tới tận bây giờ, Dụng vẫn còn giữ mối thù với anh Chính.

Thi hành án phạt tù về được vài năm, anh Chính lao và con đường nghiện rượu, rồi nghiện ma túy. Cách đây vài năm, Chính lại bị bắt do trộm cắp tài sản và bị kết án 30 tháng tù giam. Trong thời gian anh Chính chấp hành án phạt tù tại trại giam Tân Lập, khoảng mỗi tháng 1 lần, chị Chi (vợ anh Chính) nhờ Dụng chở đi thăm chồng và mối tình vụng trộm giữa hai người nảy sinh từ đó.

Những tưởng sau khi anh Chính ra tù, mối quan hệ bất chính đó sẽ chấm dứt, nhưng những bất đồng trong quan hệ vợ chồng càng khiến chị Chi muốn gắn bó với Dụng.

Theo Dụng kể thì hai người đã hứa sẽ về ở với nhau khi chị Chi làm xong các thủ tục ly hôn. Họ bàn bạc với nhau rằng, sẽ đầu tư mua máy xúc hoặc mua tàu chở cát, khi nào con cái phương trưởng thì sẽ bán tàu lên bờ xây cất nhà cửa, “ăn đời ở kiếp” với nhau.

Với ý định đó, cùng việc anh Chính thường bê tha rượu chè nên chị Chi công khai chuyện muốn ly hôn. Ngày 19/6, chị Chi mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, sau đó gọi điện cho Dụng kể lại và bảo “sẽ không bao giờ bước chân vào cái nhà đấy nữa”.

Hôm sau, chị Chi một mình xuống nhà ngoại giỗ mẹ. Khi về, vợ chồng lại cãi nhau to. Ức chế, chị viết đơn ly hôn đưa cho chồng, anh Chính giật lấy xé đi, chị viết lại một bản khác, bảo nhất định lần này sẽ ra tòa vì không thể sống mãi như thế được.

Buổi sáng định mệnh đó, Dụng gọi điện cho chị Chi. Biết chị đang đi chợ, Dụng bảo chị mua cho gói thuốc lào mang ra lán để tối xem bóng đá. Khoảng một giờ sau, chị Chi dựng xe trên đê, cầm thuốc lào xuống lán đưa cho Dụng. Dụng hỏi mua gì mà nhiều thế, chị bảo mua hộ nhà hàng xóm…

Nghi ngờ chị Chi nói dối điều gì đó nên khi chị Chi về, Dụng lẳng lặng bám theo. Đến cổng nhà bố anh Chính, Dụng thấy chị Chi đứng ở sân, sau đó đi ra cổng, Dụng liền chặn lại quát: “Con người chứ có phải con trâu, con bò đâu mà nói trước quên sau…”. Chị Chi giải thích nhưng Dụng không nghe mà bỏ về lán, trong lòng bực tức bởi mấy hôm trước chị Chi nói “Sẽ không bao giờ bước chân vào cái nhà đấy nữa”.

Nằm ở lán được vài phút, Dụng gọi điện cho chị Chi. Chị nghe điện, nhưng bảo đừng gọi, có gì thì nhắn tin. Theo lời, Dụng nhắn bảo chị Chi xuống lán để nói chuyện nhưng chị nhất quyết không xuống mà hẹn đến chiều.

Dụng nổi máu ghen, đập tan cái điện thoại rồi đi sang nhà đứa cháu gần đó mượn xe máy đi xuống chợ An Đạo tìm mua dao. Đến nơi, Dụng chọn mua một con dao bầu với giá 60 nghìn, nhưng hẹn “nếu giữa trưa hoặc đầu giờ chiều quay lại thì sẽ trả tiền”.

Không chờ người bán hàng đồng ý, Dụng cầm dao, phóng thẳng về trả xe rồi đi vào nhà anh Chính, chị Chi. Thấy hai vợ chồng chị đang ăn cơm, gã quay ra, rồi mượn điện thoại gọi cho chị Chi bảo xuống lán nói chuyện, nhưng chị từ chối.

Cơn bực tức, ghen tuông lên đến đỉnh điểm, Dụng về lán, gói con dao vào áo khoác rồi đi vào nhà và ngồi lên giường. Thấy thái độ bất thường của Dụng, chị Chi hỏi: “Vừa nãy đi đâu, làm gì mà mang theo con dao sắc thế”.

Nghe thấy thế, Dụng hét lên: “Dao đây!”. Rồi hắn mở tung chiếc áo, cầm dao, túm đầu anh Chính đang ngồi hút thuốc lào gần đó, ra tay sát hại anh bằng một nhát dao cắt quanh cổ. Bất ngờ bị tấn công, anh Chính vùng chạy thoát thân. Nhưng chạy lên đến mặt đê thì gục xuống.

Sát hại anh Chính xong, Dụng hướng con dao về phía chị Chi… Chị bỏ chạy, Dụng lao theo đâm thêm 3 nhát nữa vào chân rồi mới chạy lên đê. Thấy anh Chính nằm bất động trên vũng máu, Dụng xách dao lao về phía nhà chị Hán Thị Thơm…

Về phần chị Chi, sau khi bị Dụng tấn công, chị lết sang nhà bác họ là ông Nguyễn Công Đàm ở kế bên kêu cứu. Nghe tiếng kêu, ông Đàm chạy ra, thấy đứa cháu người bê bết máu thì dìu về phía nhà mình. Được một đoạn, chị Chi ra hiệu gì đó, ông chạy về lấy tờ giấy và cây bút. Chị Chi viết nguệch ngoạc được vài chữ thì lịm đi không bao giờ tỉnh lại… 

Thật khó tin đây là khuôn mặt của tên sát nhân máu lạnh. 

Nước mắt đã rơi trên khuôn mặt tên sát nhân

Trong dòng tộc họ Nguyễn ở xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh, Phú Thọ, Dụng là vai chú của chị Cao Thị Thơm. Thế nhưng, những mâu thuẫn mới phát sinh từ việc cái tường rào nhà Dụng bị đổ do việc làm đường của nhà chị Thơm, khiến tình cảm chú cháu rạn nứt. Mâu thuẫn phát sinh và trong cơn bấn loạn sau khi cuồng sát anh Chính, chị Chi, Dụng nghĩ đến đứa cháu mấy hôm nay làm hắn bực tức…

Từ đê hữu ngạn dòng Lô giang, đi xuống theo con đường đất nhỏ khoảng 30m là đến nhà chị Cao Thị Thơm. Vài năm trước, vợ chồng Dụng mua được mảnh đất, sát với nhà chị Thơm, trên đó có cái lán nhỏ, thi thoảng Dụng ra đấy ở.

Mặc dù quan hệ chú cháu, nhưng Dụng chẳng mấy khi ưa cách sống của chị Thơm. Mối quan hệ bất hòa đó lên đến đỉnh điểm khi cách đó mấy ngày, gia đình chị Thơm thuê thợ dùng máy xúc lấy đất từ trên đê xuống để mở rộng lối vào nhà. Trong khi đổ đất, người lái máy xúc chẳng may làm đổ 26m tường khu đất nhà Dụng.

Vốn đã chẳng hòa hợp, nay thấy tường rào bị làm đổ, Dụng liền đòi chị Thơm đền bù. Để giảng hòa, chị Thơm bảo sẽ xây lại bờ tường nhà Dụng, nhưng Dụng không đồng ý và đòi bồi thường 5 triệu đồng. Thấy vô lý, chị Thơm không đồng ý. Trong lúc bực tức, chị có nói với Dụng nhiều câu bất nhã. Dụng nghĩ: “Mình là chú, nó là cháu, thế mà nó dám ăn nói như với con nó như thế, không thể chấp nhận được”. Gã để trong lòng chuyện đó rồi bỏ về.

Cái ngày định mệnh 23/6 đó, sau khi sát hại anh Chính, chị Thơm, trong đầu Dụng nảy sinh ý định giải quyết nốt mâu thuẫn với chị Thơm, vì đằng nào thì cũng phạm tội rồi. Với ý nghĩ đó, Dụng lấy áo cuốn con dao đẫm máu rồi lao về phía nhà chị Thơm. Lúc này, mấy người thợ đang sửa mái nhà phía bên cho gia đình chị, do mải việc nên cũng không hay biết Dụng đi vào.

Đến nơi, Dụng thấy chị Thơm đang đứng trong nhà, hình như đang chuẩn bị nấu cơm trưa cho cánh thợ. Thấy vậy, Dụng hất hàm hỏi: “Thế mày tính giải quyết cái tường rào như thế nào? Ông không có thời gian chờ đợi nhà mày đâu nhé!”. Trước thái độ của Dụng, cộng với ức chế trong lòng mấy hôm nay do xích mích, chị Thơm đáp: “Tôi không làm đổ, ông muốn làm gì thì làm. Còn nếu ông không làm gì được tôi thì sẽ có người làm ông”.

Nghe chị Thơm nói thế, cơn điên nổi lên, Dụng rút dao trong áo, nhằm chị Thơm đâm thẳng. Mặc dù bị mũi dao trúng sườn, nhưng chị Thơm vẫn đưa tay nắm lấy tay Dụng hất ra. Không buông tha, Dụng túm lấy đầu chị, dùng dao cắt cổ nạn nhân.

Dụng kể đến đó thì ngừng lại, đôi mắt mở to, vô hồn. Gã xin thêm cốc nước, ngửa cổ uống rồi lại lặng thinh. “Sao anh giết thằng bé (cháu Nguyễn Đức Thịnh, con chị Thơm - PV), nó đâu có tội gì” - tôi hỏi. Gã trả lời rằng, gã không hiểu tại sao lại giết nó.

Dụng kể, lúc đang xảy ra chuyện trong nhà, thằng bé thấy Dụng đâm mẹ, nó cầm cái gì đó, hình như là cái búa chạy vào. Dụng đang giằng nhau con dao với chị Thơm, không biết tại sao con dao bật ra đâm trúng cháu Thịnh. Trước câu trả lời quanh co chối tội của Dụng với tôi, Trung tá Sơn chỉ rõ: “Vết dao trên người cháu Thịnh rất gọn, nếu anh không chủ ý sát hại thì không bao giờ có thể đâm như thế được”. Trước lập luận của anh Sơn, Dụng cúi đầu, im lặng.

Sau một hồi trấn tĩnh, Dụng kể tiếp: Sát hại xong mẹ con chị Thơm, Dụng quay trở lại nhà anh Chính, mục đích để tìm chị Chi. Tuy nhiên, do chị Chi lết sang phía nhà bác họ nên Dụng không tìm thấy. Trong cơn cùng quẫn, Dụng ra tay phóng hỏa căn nhà 3 gian của vợ chồng chị rồi chạy lên đê lấy xe máy của ông Cao Văn Phú chạy về hướng xã An Đạo.

Trên đường rẽ vào nhà chị Hằng, người làm cùng vợ Dụng để mượn mũ bảo hiểm, gã cầm con dao bọc trong chiếc áo vứt xuống ao. Sau đó, Dụng đi xe lên Tuyên Quang, vào nhà người anh em họ là anh Dương Tiến Sáu ở thôn Hòa Phú, xã Hòa Phú, huyện Sơn Dương gửi xe máy tại đó. Xong việc, Dụng tìm cách về nhà cô họ ở xã Tứ Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) để ẩn náu và đêm 24/6 thì bị cơ quan công an bắt giữ.

“Tôi đi tù từ năm 1985, đã xác định khi về thì chí thú làm ăn để nuôi con cái. Ừ thì công danh của bố không còn gì, nhưng ít nhất cũng để sau này chúng nó không phải nghĩ ngợi gì về bố” - Dụng mở đầu về chuyện gia đình như vậy với đôi mắt rơm rớm ướt. Trung tá Sơn hỏi có nhớ vợ, nhớ con không? Dụng trả lời, nhớ con và thương chúng nó. Ước mong lớn nhất của gã lúc này là được gặp hai đứa con. Nói đến đây, gã khóc. Những kẻ sát nhân máu lạnh, khi đã bình tâm trở lại, nhớ đến gia đình, thì một chút lương tri con người vẫn thường hiện ra.

Lúc trở lại với con “người” đó, Dụng cứ ngơ ngác. Trung tá Sơn hỏi gặp con để xin chúng tha thứ hay dặn dò điều gì, Dụng nấc lên: “Tội của con chẳng ai có thể tha thứ được. Nếu được gặp, con sẽ bảo thằng Linh, con Cúc (con của Dụng - PV) cố gắng học hành, để sau này còn giúp đỡ thằng Tuấn, cái Lan (con chị Chi, anh Chính - PV). Bố chết đi thì các con còn có mẹ, nhưng bố mẹ chúng nó đều chết hết, nên các con phải hỗ trợ chúng nó ăn học…”. Nói đến đây, giọng Dụng nghẹn lại, mặt cúi gằm xuống đất.

Nghe những điều Dụng nói, tôi hiểu gã không hàm ý bao biện cho những tội ác “tày trời” mà hắn đã gây ra. Đơn giản chỉ bởi khi đã đối diện với sự thật, với những mất mát quá lớn mà hắn đã gây ra cho các gia đình nạn nhân, Dụng thấy cần phải làm điều gì đó, để thanh thản phần nào trong phần đời còn lại. Cũng như khi Dụng mới bước ra khỏi buồng giam, tôi hỏi mấy người cùng buồng có biết Dụng giết một lúc 4 mạng người không, Dụng trả lời họ đều biết. Hỏi họ có sợ không, Dụng đáp rằng Dụng “cũng chỉ là con người, bị bắt vào đây rồi, đâu có gì đáng sợ”.

Cuộc đối mặt với tên sát nhân đã dừng lại. Tròn một giờ đồng hồ. Trong tôi nhiều cảm xúc khó tả. Tôi ngồi nhìn gã bước đi xa dần khỏi hành lang trại tạm giam. Hai cán bộ áp tải hai bên sườn hắn. Tôi cũng rời Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ khi cơn giông đã tan, bầu trời sáng bừng và trong vắt. Chợt nghĩ đến những con người còn tồn tại sau vụ án kinh hoàng kia, lòng tôi chợt bâng khuâng. 

Theo VTC

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo