Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Những chuyện nghe thấy khiếp

16:00:30 24/10/2008

Hoảng sợ vì con thủ dâm quá sớm

Một cô giáo mầm non kinh hoàng khi bắt gặp cậu học trò 5 tuổi lấy tay ép vào “của quý”, cổ rụt lại, mắt lờ đờ, hệt như người lớn mỗi  lần “tự sướng”.

Cô giáo kể, cậu học sinh đó trong buổi học không hề tập trung vào bài giảng mà thường xuyên sờ mó bộ phận sinh dục. Lúc đầu, cô nghĩ cậu bé bị ngứa ngáy hay mắc tiểu nên không lo lắng gì. Nhưng tới giữa buổi học, cháu dùng hai tay tự ép “của quý” lại, rồi rụt cổ, co chân, mặt mũi đờ đẫn. "Lần đầu tiên trong đời, mình thật sự bị sốc. Mình hoang mang chưa biết phải giải quyết vấn đề này ra sao, chưa dám trao đổi với ba mẹ cháu vì sợ cả chính họ”.

Một phụ huynh không giấu nổi hoang mang, chưa biết phải xử lý thế nào với con trai 3 tuổi rưỡi: “Tối nay vợ chồng em bắt gặp ông con trai ba lần liền chui vào góc và sờ chim. Bị bắt gặp, cu cậu có vẻ ngượng ngịu, bảo con khám xem nó sống hay chết rồi”.

Một phụ huynh khác kể, mỗi lần cháu trai 5 tuổi sang chơi, chị đều phải canh chừng cô con gái ít tuổi hơn của mình, vì từng bắt gặp cậu bé rủ em cởi quần ra, ôm ấp, "thơm" em vào môi.

Ngay cả các bé gái cũng có hiện tượng này

Một giáo viên tiểu học kể: “Vào giờ ngủ trưa, mình và đồng nghiệp vẫn nhìn thấy một số bé trai nằm sấp, day day bô phận sinh duc xuống bàn, chân tay và người cong lên, vã mồ hôi. Bé gái thì cho tay vào xoa xoa, người cũng gân lên nhu thế. Thú thực mình cũng hoảng lắm và không biết xử lý như thế nào. Nói với phụ huynh thì ngại ngùng, sợ họ nghĩ sai lệch”.

 
Ảnh minh họa: GettyImages.

Một đề tài nghiên cứu của khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiến hành trên học sinh lớp 2, cho thấy hơn 70% các em thích nói về các vấn đề tình yêu và việc tạo ra em bé. Như vậy, có đến 3/4 số trẻ đầu cấp có nhu cầu giáo dục giới tính. Nhu cầu đó không chỉ được thể hiện qua suy nghĩ mà còn qua hành động.

Trẻ đã tự mình đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc như “trẻ em sinh ra từ đâu” hay “tại sao em bé xuất hiện trong bụng mẹ?”… qua các hành động gần gũi của bố mẹ, sách báo, phim ảnh, thậm chí cả phim người lớn. Hơn 40% học sinh thành phố và gần 30% học sinh nông thôn tìm kiếm câu trả lời qua các kênh thông tin này.

Bên cạnh đó thì những vấn đề này còn đi cả vào trong những câu chuyện hàng ngày của trẻ với bạn bè chúng, thầy cô và bố mẹ. Nhưng có lẽ các kênh thông tin này chưa thể thoả mãn nhu cầu của trẻ vì bố mẹ, thầy cô thì né tránh, bạn bè thì cũng mắc phải những sai lệch trong nhận thức như chúng. Vì thế mà trẻ luôn phải tự mình tìm hiểu.

Thạc sĩ Vũ Thu Hương (Trung tâm Tư vấn giáo dục Vì bé thơ) khuyên rằng, khi con được 5 tuổi, bố mẹ nên có những hướng dẫn cụ thể và đơn giản về cơ thể con người, về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ bản thân. Khi con có những biểu hiện bất thường về giới tính, cha mẹ tuyệt đối tránh la mắng, cần ở gần bên con, an ủi, động viên và giải thích cho con hiểu.

Ví dụ, khi thấy con thích sờ tay vào chỗ kín, bạn nên nói với bé rằng: vịêc đó là nguy hiểm cho sức khoẻ, nếu làm nhiều sẽ bị ốm, phải chữa trị rất đau và tốn kém. Khi con háo hức tò mò về tình dục, nên giải thích rằng đó là công vịêc riêng tư của người lớn, nếu trẻ con làm sẽ bị mắc bệnh nặng.

Khi giải thích cho trẻ, cha mẹ cần tìm những từ ngữ và hình ảnh trẻ thơ vì trẻ vốn chưa có hiểu biết đầy đủ. Không sử dụng các từ ngữ khó hiểu như quan hệ tình dục, thủ dâm, giới tính. Hãy nói đơn giản hơn, dễ hiểu hơn và gần gũi với trẻ hơn. Nếu lúng túng trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm này, bạn nên đến gặp các chuyên gia tư vấn.

Theo thạc sĩ Thu Hương, ở đầu cấp tiểu học, trẻ bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về giới tính và sinh sản, có nhu cầu được tìm hiểu, khám phá về các vấn đề này. Nét tâm lý xấu hổ, ngượng ngùng khi nói về giới tính chưa xuất hiện nên hiệu quả tiếp thu sẽ được nâng cao. Với những kiến thức đúng đắn, trẻ sẽ bước vào tuổi dậy thì một cách tự nhiên, thoải mái. Do đó, bà Hương cho rằng giáo dục giới tính nên được đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp đầu tiên của tiểu học dưới dạng ngoại khoá, kể chuyện, quan sát tranh ảnh.

Các bác sĩ lười rửa tay

- Một bác sĩ ở phòng khám sản giải thích việc “lười” rửa tay: "Một buổi sáng khám đến cả trăm thai phụ, nếu cứ phải rửa tay sau mỗi ca khám thì sẽ chậm tiến độ công việc. Bụng thai phụ thì lấy đâu ra vi trùng. Tôi làm phòng khám mấy chục năm rồi, nếu lây nhiễm thì tôi trở thành bệnh nhân lâu rồi”.

- Phòng khám nhi của một bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội mấy ngày nay phải tiếp đón rất nhiều bệnh nhân do thời tiết chuyển mùa. Hai bác sĩ, một y tá thay nhau vừa hỏi vừa khám mà không cần mũ bảo hộ, khẩu trang và găng tay. Một bác sĩ đột ngột lấy tay che miệng hắt hơi mấy cài, rồi thản nhiên quay sang tiếp tục công việc. Lọ dung dịch rửa tay, sát khuẩn nằm lăn lóc trên lavabo ở góc phòng, dường như đã lâu không được sử dụng đến.

 
Ảnh minh họa.

- Sau gần 2 tiếng đồng hồ xếp hàng chờ đến lượt vào khám, chị Hoàng Thiên Nga ở ngõ 27 Cát Linh, Hà Nội, đã hộc tốc bế con “chạy mất dép” vì chứng kiến ông bác sĩ một tay ngoáy mũi, một tay cầm dụng cụ khám bệnh bảo con chị há miệng ra. Chị Nga nói: “Thật hãi hùng khi thấy bàn tay ấy chẳng rửa ráy gì lại vạch mũi, vạch miệng con mình ra”.

- Một bác sĩ làm việc tại khoa truyền nhiễm một bệnh viện tuyến Trung ương thổ lộ, vào đợt phát động rửa tay, tỷ lệ y bác sĩ thực hiện động tác này tại đây lên đến 70%, nhưng chỉ sau đó ít ngày lại “tụt” xuống còn gần 30%.

Theo điều tra của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thực hiện tại 19 bệnh viện, gần 6% trong hơn 9.300 bệnh nhân nghiên cứu bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 77 nhân viên y tế ở một bệnh viện thuộc loại lớn nhất của TPHCM, trung bình trên bàn tay hộ lý có 481.000 vi khuẩn, bàn tay của bác sĩ có 275.000 vi khuẩn và nhóm nhân viên điều dưỡng cũng có gần 127.000 vi khuẩn.

Cũng theo công bố này, các khâu khám chữa bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện là mở khí quản, thở máy, đặt nội khí quản, thở oxy, đặt ống thông tiểu… Đặc biệt, các ca phẫu thuật có thời gian dài trên 180 phút hay phẫu thuật cấp cứu cũng có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ. 

Nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam là 6-11%, đứng đầu là nhiễm khuẩn hô hấp, chiếm 42%, rồi đến nhiễm khuẩn vết mổ, tiết niệu. Cũng theo nghiên cứu này, chỉ có 13% nhân viên y tế ở Việt Nam rửa tay đúng cách và thường xuyên.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bàn tay của nhân viên y tế chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện. Nguy cơ lây nhiễm tăng lên gấp nhiều lần khi nhân viên y tế tiếp xúc với các chất bài tiết, dịch cơ thể hoặc máu của người bệnh.

Nhưng đề cập đến chuyện rửa tay sát khuẩn, một trong những quy trình bắt buộc, hầu hết các bác sĩ, y tá đều lắc đầu. Đối tượng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình này chủ yếu làm việc ở phòng mổ. Thế nhưng nhưng ở nơi được coi là sạch sẽ nhất bệnh viện này, mức độ nhiễm khuẩn cũng được xếp vào hàng “top ten”.

Theo ông Phạm Đức Mục - Cục phó Cục Khám chữa bệnh, nếu thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế, ước tính mỗi bác sĩ phải rửa tay khoảng 50 -70 lần một ngày: “Đây là thách thức lớn đối với hệ thống bệnh viện Việt Nam. Mà để tạo thành thói quen cho y bác sĩ thì cần phải có thêm thời gian”.

 Theo Báo Đất Việt

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo