- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Tránh cãi cọ tái phát
Quan hệ vợ chồng không tránh khỏi lúc ngọt ngào, khi nổi sóng. Nhưng nếu hai bạn liên tục tranh cãi về những điều nhỏ nhặt thì đã đến lúc cần phải thay đổi.
7 gợi ý phòng tránh cãi cọ tái phát từ Sheknows:
1. Để bản thân phải chờ
Nếu bạn cảm thấy bắt đầu “bốc hỏa”, hãy bình tĩnh và đặt mình vào thế chờ đợi. Đếm từ 1 đến 10 và nếu máu trong người vẫn còn sôi lên, bạn hãy tách mình ra khỏi tình huống khó chịu. Chờ đợi không phải điều xấu bởi vì bạn có thể tranh thủ ngâm mình trong bồn tắm, chạy bộ hoặc vừa nhặt rau vừa xem tivi. Hãy làm bất kỳ điều gì để bạn không còn tâm trí cho cuộc đối đầu này.
2. Viết ra
Nếu bạn đang “bốc khói” và chuẩn bị “nổ tung” khi chồng bạn sắp trở về nhà, bạn nên viết ra cảm xúc của mình. Sử dụng một cuốn nhật ký hoặc trang blog trên máy tính xách tay. Cố gắng viết ra càng rõ ràng càng tốt những gì bạn đang cảm thấy. Giãy bày ra giấy giúp bạn giải phóng cảm xúc mà không gây xung đột.
3. Nhận diện nguyên nhân
Đọc lại nhật ký của bạn, đặc biệt chú ý đến những tình huống khiến bạn giận dữ. Bạn sẽ tìm ra những trường hợp dễ cãi vã nhất (có thể là bạn luôn hục hặc khi chồng mình về muộn).
4. Giả định vô tội thay vì buộc tội
Nếu bạn luôn có suy nghĩ tồi tệ nhất về người bạn đời của bạn thì thử nỗ lực nhìn anh ấy bằng ánh mắt ít ngờ vực hơn. Giả sử đối phương yêu thương bạn, vô tội và có lý do chính đáng. Nên tìm hiểu điều gì thực sự xảy ra trước khi bạn tin rằng chồng mình có lỗi.
5. Chọn ‘trận chiến’ của bạn
Nếu chồng bạn “ngủ” với người đàn bà khác thì rõ ràng, đó là lý do chính đáng để “tuyên chiến”. Nhưng nếu chồng bạn bỏ quên đôi tất bẩn trên sàn nhà thì không phải nguyên nhân để “gây hấn”. Hãy nhìn vào “bức tranh tổng quát” và chọn “chiến trường” của bạn trước khi giận dữ hoặc trách cứ.
6. Giao tiếp và thỏa hiệp
Không có gì có thể giải quyết tốt khi bạn đang giận dữ. Khi bạn đã nguôi đi sau khoảng thời gian chờ đợi, bạn nên nói chuyện với anh ấy về những gì làm phiền bạn và lý do tại sao. Tránh vội vàng buộc tội. Nếu vấn đề có hai mặt thì nên khích lệ chồng bạn trước, nói rằng bạn thích điều gì ở anh ấy, sau đó mới phê bình nhẹ nhàng. Nên sẵn sàng thỏa hiệp để chấm dứt vấn đề.
7. Tìm tư vấn, nếu cần
Nếu bạn không tìm thấy lối thoát cho những “trận chiến” có chu kỳ với chồng bạn, đừng ngại sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Những người bị rối loạn tâm lý có thể coi cãi cọ như là hứng thú với cuộc sống của họ. Bạn cần tư vấn đề tìm lại cân bằng và hài lòng trong mối quan hệ vợ chồng của bạn.
Ngọc Diệp
- Hiểu thêm về 'tính cuội' của đàn ông (10:53:00 08/12/2010)
- Khi chồng nghiện điện thoại (07:36:00 07/12/2010)
- Hỏi - đáp về cực khoái (07:00:00 07/12/2010)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |