Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Khi ‘cô bé khô hạn"
01:08:06 18/05/2013
Ở vào những thời điểm nhất định trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, chứng khô âm đạo thi thoảng xuất hiện nhưng đây lại là nỗi phiền toái lớn.Khi “cấm địa” gặp “hạn”, bạn sẽ thấy xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và đau rát, dĩ nhiên hứng thú trong chuyện yêu cùng chồng cũng sẽ bị dập tắt. Thực tế, khô âm đạo là nguyên nhân hàng đầu gây nên hội chứng suy giảm tình dục ở nữ gới.Các nhân tố gây suy giảm tình dụcỞ người phụ nữ, dịch âm đạo là “chất nhờn” sinh lý có tác dụng “bôi trơn” trong quá trình giao hợp. Chất dịch này nhiều hay ít lại phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và do từng cơ địa mỗi người phụ nữ. Một số yếu tố liên quan đến khô âm đạo bao gồm:Hưng phấn khi giao hợp; Sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống suy nhược; Dùng dung dịch vệ sinh vùng kín không đảm bảo an toàn; Dị ứng với băng vệ sinh hay bao cao su.
Sự tụt giảm estrogen và chứng khô âm đạo
Với một số người phụ nữ, “vùng cấm” bỗng dưng “thiếu nước” là hậu quả của việc tụt giảm estrogen đột ngột ở thời kỳ mãn kinh, khi mà buồng trứng đã gần như ngừng họat động. Sự sụt giảm này khiến cho các mô vùng âm đạo trở nên khô cứng và mỏng hơn, khiến độ đàn hồi âm đạo yếu đi và kém sức co giãn.
Ảnh: GettyImages
Các nhân tố gây sụt giảm estrogen bao gồm:Quá trình mãn kinh và tiền mãn kinh; Kinh nguyệt thất thường; Mang thai và nuôi con nhỏ; Sử dụng thuốc tránh thai; Sử dụng các chất kích thích; Stress, trầm cảm.
Trên 80% phụ nữ tìm cách chịu đựng khi thấy xuất hiện các dấu hiệu khô âm đạo mà không nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên môn. Vì thế, khi “cô bé” có các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, khô rát và đau khi giao hợp, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám.Một số cách phòng tránh và điều trị khô âm đạoTự chăm sóc bản thânBiết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh liên quan đến âm đạo. Bạn phải tuyệt đối lưu ý khi chọn và sử dụng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Không thụt rửa âm đạo quá sâu bằng nước nóng. Thường xuyên làm chuyện "yêu" cũng có tác dụng tăng khả năng nhạy cảm và sức dẻo dai của “vùng cấm”.
Liệu pháp tâm lýTâm lý thoải mái có tác dụng kích thích “vùng kín” tiết dịch một cách tự nhiên trong mỗi lần giao hợp. Tâm lý cũng giúp sự quá trình tụt giảm estrogen diễn ra chậm hơn ở phụ nữ mãn kinh.Lưu ý khi sử dụng thuốc hay các dung dịch có tác dụng bôi trơn
Nếu âm đạo thường xuyên đau rát gây cản trở chuyện yêu, bạn có thể nhờ đến sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên ngành để sử dụng các loại thuốc có tác dụng chữa trị thích hợp. Tốt nhất không nên tùy ý khi chọn mua hay sử dụng các loại thuốc, dung dịch có chức năng chữa trị âm đạo được bày bán trên thị trường. Nếu sử dụng thuốc một cách bừa bãi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm, teo cơ âm đạo, dị ứng…
Ngọc Diệp (theo Womenshealth)
Tin liên quan
- Điều trị rối loạn tình dục ở nữ (01:27:49 18/05/2013)
- Hứng khởi nhập cuộc (01:27:38 18/05/2013)
- Dáng yêu hình chú ếch (01:27:31 18/05/2013)
- Sự cố khi ‘yêu’ (01:27:25 18/05/2013)
- Dọn đường đón những chàng 'tinh binh' (01:27:14 18/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Khi ‘cô bé khô hạn'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo