Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Cậu nhỏ" bị bệnh

01:37:41 18/05/2013
Không ít quý ông rất hài lòng, thậm chí hãnh diện với kết cấu bên ngoài của "cậu nhỏ". Nhưng họ không thể ngờ, cái vẻ bề ngoài "đồ sộ" đó lại dễ dàng bị những kẻ giấu mặt đánh gục. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì những người đến phòng khám vì bệnh lý viêm mào “túi hạt” thường trong tình trạng mặt cắt không ra giọt máu hoặc vô cùng lo lắng khi ngồi chờ đến lượt khám. Anh Phạm Hoàng Tùng, 34 tuổi, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình đến Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng sốt cao, mặt gầy rộc, mắt trũng, thâm quầng vì mất ngủ. Kéo anh tham gia vào câu chuyện cực khó, chị Hân, vợ anh, cũng trong tình trạng lo lắng, bối rối nhưng sẵn sàng cởi bỏ nỗi lo và sự bức bối. Chị tâm sự với âm lượng rất nhỏ, nói như chỉ để đủ nghe: “Gần một tuần nay, anh ấy lên cơn sốt nhưng tôi không tìm ra nguyên nhân, nói đi khám thì không chịu. Nhưng khi giặt quần áo, tôi phát hiện ở quần nhỏ đầy mủ. Tôi phát hoảng, hỏi thì anh mới khai thật. Tôi ép lên đây khám bằng được. Chẩn đoán ban đầu của bác sĩ nói là bị viêm mào “túi hạt” đã có mủ, còn nguyên nhân do đâu và diễn tiến đến đâu còn phải chờ kết quả xét nghiệm”. Anh Hà Tiến Minh, xã Tứ Hiệp, thôn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thì “cậu nhỏ” không chỉ bị chảy mủ mà “quân” xuất ra còn có máu. "Cái ấy" của anh thường xuyên bị buốt nhức, thậm chí rất sợ “hành sự”. Theo Giáo sư Trần Quán Anh, nguyên GĐ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức thì đây là bệnh lý chủ yếu xảy ra ở những người đàn ông từ 19 đến 35 tuổi. Những người bị viêm mào “túi hạt” sẽ thấy “túi hạt” bị sưng tấy và đau đớn. Nguyên nhân chủ yếu là do bị nhiễm khuẩn từ bàng quang, từ ống dẫn tiểu hay lây qua đường tình dục. Khi thấy “túi hạt” có những triệu chứng như một hoặc cả 2 bên “túi hạt” bị sưng hay bị đau; bìu bị đau; Cảm thấy đau buốt mỗi khi tiểu tiện, giao hợp hay “xuất quân”; cơ thể bị sốt; “cậu bé” bị chảy mủ; trong “tinh binh” có máu”. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thế khiến “túi hạt” bị teo nhỏ; áp xe bìu (tế bào mào “túi hạt” bị mủ) có thể dẫn đến viêm mào “túi hạt” mãn tính, làm giảm hoặc mất khả năng có con. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm mào “túi hạt” cao thường do quan hệ tình dục với nhiều người; người có quan hệ với những người bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục; người quan hệ không sử dụng bao cao su; người từng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục; Người có tuyến tiền liệt lớn gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiến bàng quang lúc nào cũng còn nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng; Những người từng phẫu thuật ống dẫn nước tiểu. Với bệnh lý này, các bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra cần thiết để xác định xem hạch bạch huyết ở bẹn và “túi hạt” có gì bất thường không vì cả hai trường hợp này đều có thể gây đau. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra trực tràng để phát hiện sự trương to của tuyến tiền liệt, đồng thời tiến hành kiểm tra nước tiểu và máu để phát hiện những triệu chứng bất thường khác. Phương pháp chữa trị phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Ceftriaxone (Ceftin), Ciprofloxacin (Cipro), Doxycycline (Doryx, Vibramycin), Azithromycin (Zithromax), Trimethoprim và Sulfamethoxazole (Bactrim, Septra). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cơ thể của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp. Điều cần nhớ là bạn phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng mà bác sĩ đã cho và không được ngưng thuốc dù tình trạng bệnh của bạn có tốt hơn. Sau khi dùng hết thuốc, bạn nên đến tái khám, kiểm tra xem bệnh tình của mình đã khỏi hẳn chưa để đề phòng biến chứng. Theo các bác sĩ tại Trung tâm Nam học và Hiếm muộn thì thời gian gần đây Trung tâm tiếp nhận khá nhiều ca bị vỡ “túi hạt”. Vụ gần đây nhất là trường hợp của em Trịnh Tuấn Anh, 16 tuổi, học sinh một trường trung học thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, trong giờ ra chơi ở trường học, một bạn gái trêu đùa không ngờ đá phải vùng kín. Sau đó, “túi hạt” của Anh sưng to, đỏ. Khi đưa đến Trung tâm, qua siêu âm các bác sĩ phát hiện “túi hạt” đã bị vỡ. Anh Phạm Văn Bình, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cũng đến Trung tâm trong trong tình trạng đau tức ở vùng “túi hạt”. Theo các bác sĩ ở Trung tâm cho biết thì trước khi nhập viện 3 ngày, anh đùa giỡn với tân nương, bị tân nương đạp vào vùng kín. Sau đó thấy bìu sưng to, đau tức, được người quen giới thiệu hai vợ chồng anh vội vàng khăn gói lên đường. Các bác sĩ chẩn đoán anh Bình bị vỡ “túi hạt” bên trái do chấn thương. Khi mổ các bác sĩ phát hiện “túi hạt” trái bị vỡ ở cực dưới làm tổn thương và hoại tử gần 1/2 mô “túi hạt” trái, có nhiều máu cũ và máu cục trong bao “túi hạt”. Tuy nhiên, các bác sĩ đã cố gắng giữ lại “túi hạt” cho anh Bình. Theo Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để tránh gặp phải sự cố này, nam giới nên tránh chơi những môn thể thao có nhiều va chạm như võ, bóng đá, tránh bị va chạm mạnh ở vùng nhạy cảm làm tổn thương đến “túi hạt”. Với những trường hợp đã từng bị cắt bỏ một “túi hạt” do bị hoại tử thì càng phải thận trọng hơn, vì nếu lỡ bị vỡ nốt “túi hạt” còn lại mà không đến bệnh viện điều trị kịp thời, cũng sẽ làm “túi hạt” bị hoại tử và không còn khả năng sinh con. Theo thông tin từ các phòng khám nam học gần đây, có rất nhiều nam giới tìm đến phòng khám vì lý do thấy “năng lực” của mình có phần giảm sút. Trong đó, quá nửa số người tìm đến có nguyên nhân là suy tuyến sinh dục (suy chức năng “túi hạt”). “Túi hạt” có chức năng tiết ra hormone nam Testosterone để phát triển và duy trì nhiều đặc tính thể chất của nam như khối lượng và sức mạnh cơ bắp, phân bố mỡ, khối xương, sản xuất ra “tinh binh” và ham muốn tình dục. Suy tuyến sinh dục xảy ra khi “túi hạt” không sản xuất đủ testosterone. Do đó, đây là bệnh lý khiến không ít nam giới phải lo lắng, hốt hoảng. Cách đây một tuần, tại khoa Tiết niệu bệnh viện Xanh Pôn, tình cờ nghe được câu chuyện của ba nam giới đang chụm đầu vào nhau để cùng cởi bỏ nỗi niềm. Xin được lược trích lại như sau: Anh thứ nhất có vẻ lớn tuổi nhất nói trước: “Tôi mới trên 30 tuổi nhưng thời gian gần đây thấy mình thường xuyên trong tình trạng bốc hoả, thay đổi khí chất, dễ kích thích, trầm cảm, mỏi mệt, mà cứ hay cáu với vợ mới chết chứ. Nhiều lúc cáu xong mới thấy mình dại vì làm cô ấy nổi máu điên. “Thằng nhỏ” cũng bắt đầu dở chứng chọc tức. Khi tôi muốn, nó lại lăn ra “ngủ” còn khi tôi nằm thảnh thơi thì nó giở trò “nghênh chiến”. “Túi hạt” cũng trở nên xộc xệch, mà “cái đó” ra cứ như nước lã. Nói chung là chán lắm”. Anh thứ hai bắt đầu cởi bỏ bức xúc: “Tôi chán cũng chẳng kém ông. Dạo này “thằng nhỏ” cũng liên tục dở chứng, “lốp” đang căng bỗng xẹp lép bất thường mà chỉ vì những lý do hết sức ngở ngẩn chẳng hạn như có tiếng chuông điện thoại hay tự nhiên nghĩ đến việc mình cần phải uống nước vì thấy khô cổ”. Anh thứ ba vẫn chăm chú lắng nghe nhưng vẻ mặt khá căng thẳng: “Tôi thì có biểu hiện khác hơn, dạo này “túi hạt”, “thằng nhỏ” đau nhức liên tục. Mà sợ “chung đụng” lắm các ông ạ. Như sáng nay đây này, tôi nhức không chịu được mà nó thì cứ như bị đầy hơi. Hoảng quá tôi mới đến đây, bây giờ lại thấy không sao rồi”. Bác sĩ Phạm Thị Vui, chuyên gia Tư vấn Sức khoẻ của Trung tâmTrung tâm Tư vấn Sức khoẻ Vị thành niên, Sức khoẻ Tình dục Hiếu Hạnh lý giải về nguồn cơn của triệu chứng này. Trường hợp thường xuyên trong tình trạng bốc hoả, thay đổi khí chất hay “lốp” đang căng bỗng nhiên xẹp lép là những triệu chứng giống như mãn kinh ở phụ nữ mặc dù tuổi mãn dục ở nam giới vẫn còn gây tranh cãi. Sự thực là một số nam giới bị thiếu hụt hormone nam từ tuổi 50 nhưng không ít người có biểu hiện ngay từ khi mới qua tuổi 30. Trong trường hợp giảm hormone hướng sinh dục mắc phải, ở cả nam lẫn nữ đều xuất hiện hiện tượng giảm hệ lông. Bệnh lý này có liên quan đến nhiều yếu tố về mạch máu, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá hay dùng thuốc hạ huyết áp, chống trầm cảm. Lượng tinh dịch ít hơn, sức phóng tinh cũng giảm, có người chỉ còn như chảy dãi. Sự cương cứng mất đi nhanh hơn và thời gian trơ ì kéo dài. Tuyến yên suy yếu, không tiết đủ FSH (cơ chế hồi tác) để kích thích “túi hạt” sinh “tinh binh”, đôi khi vùng này lại tiết nhiều các hormone khác như Prolactin sẽ làm giảm cường dương và sinh tinh. Vì vậy, những trường hợp này thường khó có con. Theo ông Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW thì mãn dục của nam giới cũng tương tự như nữ và đôi khi còn mạnh hơn, tuy nhiên hiện tượng mãn dục không xảy ra với 100% nam giới. Khoảng 40% nam ở độ tuổi 40-60 có triệu chứng ở một mức độ nào đó như lờ đờ, trầm cảm, dễ kích thích, dễ thay đổi tính tình, có cơn bốc nóng, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục, sức khỏe giảm, cơ bắp teo và khối xương giảm nên dễ gãy xuơng hông, khó đạt được và duy trì cương dương (thường là yếu sinh lý). Đối với những trường hợp này, những thay đổi không dự tính trước về thể chất và tâm lý có thể là nguyên nhân chính gây lo lắng hoặc thậm chí khủng hoảng. Nếu không có bạn tình thông cảm thì có thể sinh ra lo sợ và mất tự tin, từ đó dẫn đến bất lực hoàn toàn và gây tâm trạng bực bội trong đời sống tình dục. Với trường hợp liên tục đau nhức “túi hạt” và “thằng nhỏ” bị nhiễm độc do các loại tia phóng xạ, các thuốc chống ung thư và ngay cả một số thuốc thông thường cũng có thể gây tác động xấu đến quá trình sinh sản “tinh binh”. Có thể kể các loại kháng sinh như Erythromycin, Nitrofurantoin, Gentamycin, Chlotetracyclin, Co-trimoxazol ảnh hưởng đến sinh tinh và gây dị dạng “tinh binh”. Các kháng sinh khác như Spiramycin, nhóm Quinolon có thể làm dừng sinh tinh. Đặc biệt, một loại thuốc chữa đau dạ dày là Cimetidin, các thuốc chữa tăng huyết áp nói chung cũng gây một tác dụng phụ giảm sút năng lực tình dục và giảm sinh tinh. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này phần lớn bệnh nhân đều rơi vào cảnh hiếm muộn. Theo Gia Đình & Xã Hội
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo