Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tạo thói quen đọc sách cùng bé

07:01:50 09/06/2008

Bé dưới 1 tuổi thường thích nghe những câu chuyện có giai điệu và câu chữ lặp lại nhiều lần. Quan trọng hơn, những câu chuyện ấy trở thành "nền móng" cho bé phát triển vốn ngôn từ trong quá trình học nói (từ 1 đến 3 tuổi).

Tạo được nếp đọc sách cùng bé sẽ mang lại hạnh phúc cho cả bạn và con cái. Đây cũng là một hình thức tốt để giáo dục bé ở thời kỳ bé chưa đủ điều kiện và khả năng trực tiếp khám phá thế giới quanh mình.

 

Nhờ những trang sách lành mạnh, bé có thể khám phá ra điều mới mẻ đối với bản thân, ví như tâm trạng sơ hãi, thất vọng, tình  yêu và sự hiểu biết. Thông qua đọc sách cho bé, bạn đã  tế nhị hướng dẫn bé phương án hành xử khi gặp phải tình huống thực tế trong cuộc sống muôn màu.

Nếu như bạn chưa tạo được nếp đọc sách cùng bé, xin hãy tham khảo đôi điều gợi ý dưới đây để có thêm nhiệt huyết vào cuộc:

1.Hãy cố gắng thu xếp khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để đọc sách với bé.

Chú ý lựa chọn nội dung, nhân vật trong sách phù hợp với trình độ và sự hiểu biết của bé. Điều quan trọng là tập trung vào điều mà bạn và con trẻ đang cùng tiến hành.

Bởi lẽ, nếu như cùng lúc có quá nhiều cuốn sách hay thì bạn sẽ khó lòng thuyết phục được bé chỉ để mắt tới một cuốn trong số đó. Tương tự như với âm nhạc, nếu bạn cho con thưởng thức âm nhạc sớm và tai hại thay, theo thị hiếu âm nhạc tầm thường bạn sẽ làm hỏng khiếu thẩm mỹ của bé. Tóm lại, bé tiếp thu rất tốt những cuốn sách có nội dung phù hợp với lứa tuổi của bé.

2. Trẻ em đủ trí khôn nhận biết chuyện thần thoại, chuyện cổ tích hoặc chuyện dân gian biểu đạt theo những hình thức khác nhau.

Chính vì vậy, từng có ông bố giật mình khi thấy sau khi nghe hết cuốn chuyện sự tích các loài cây, cậu con trai 03 tuổi nhận xét: Bố ơi, hoá ra toàn là người chết biến thành cây nhỉ!

3. Diễn cảm.

Khi đọc to câu chuyện mà bạn chọn, bạn phải quan sát xem bé có thích câu chuyện không. Đồng thời, bạn cần chú ý biểu cảm trong quá trình đọc, thậm chí cố gắng đổi giọng để nhập vài từng nhân vật trong câu chuyện. Nếu bạn không cẩn trọng về kỹ năng phát âm của bản thân, chắc chắn bé sẽ có biểu hiện lơ đễnh.

4.Tạo môi trường đọc sách.

Trước khi đọc, bạn nên sáng tạo môi trường để giúp bé tập trung và tiếp thu tốt. Ví dụ, bìa của một cuốn chuyện tranh đủ để bạn đặt câu hỏi và gợi ý bé trả lời trước khi vào chuyện.

Nếu cuốn truyện bạn đọc hơi dài, phải đọc trong nhiều ngày, thì bạn có thể bắt đầu bằng cách động viên bé nhắc lại chỗ dừng của ngày hôm trước, yêu cầu bé kể một tình tiết nào đó.

5.Tránh gượng ép giải thích nội dung của những lời khuyên trong câu chuyện.

Thay vào đó, bạn có thể gợi ý thêm cho bé đôi điều qua nhận xét nhân vật trong chuyện hoặc suy đoán xem tình tiết tiếp theo sẽ ra sao.

6. Bạn hãy cố duy trì thời gian biểu đọc sách với bé.

Nếu bé đã đi học, bạn nên cân đối giữa thời gian đọc cùng bé và thời gian để bé tự đọc. Thay vì tối nào cũng dán mắt vào máy thu hình, bạn có thể tạo cho bé tập quán quan tâm tới giá sách.

Tiến Anh

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo