Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nỗi lo khi con nghỉ hè

11:27:50 11/06/2008

Tuần 3 buổi, chị Lan phải trốn khỏi cơ quan khoảng 1 tiếng để đón con gái đang học thể dục nhịp điệu ở một câu lạc bộ thiếu nhi. Dù tốn và mệt, chị vẫn phải cho con đi học vì nếu để ở nhà sẽ không có ai quản lý.

"Con nghỉ hè bố mẹ mệt gấp đôi", chị Lan (33 tuổi, Phúc Tân, Tây Hồ, Hà Nội) than thở. Bé Lâm con gái chị học lớp 3, ngoan ngoãn lễ phép, chỉ mỗi tội "nghiện" phim hoạt hình. Thường chị cho phép Lâm xem mỗi ngày 1 tiếng, nhưng đến khi bé nghỉ hè thì quy định này thật khó được tuân thủ bởi bố mẹ đi làm cả ngày. Lan lo lắng vì mắt con gái đã cận, nếu cứ xem phim suốt thì thị lực càng kém và đầu óc cũng mụ mị đi. 

Chị quyết định cho bé Lâm đi học thể dục nhịp điệu để củng cố sức khỏe. Thế là chồng chấp nhận đi làm muộn để đưa con đến lớp, vợ thì cứ 10 giờ là "chuồn" khỏi cơ quan để chở con về, khi quay lại cũng vừa trưa. Đó là chưa kể sáng sớm chị Lan phải nấu nướng sẵn cho con có cái ăn trưa. Chị bảo: "Tôi chỉ mong hết hè để con bé đi học trở lại".

Chị Ngọc (30 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cũng gầy rộc khi cậu con trai được nghỉ. Những năm trước, cu Bin vẫn được gửi ở lớp mẫu giáo hè, nhưng nay đã "tốt nghiệp" lớp 1, không còn những lớp như vậy dành cho Bin nữa. Bắt chước anh chị, Ngọc mang con sang gửi mẹ. Được mấy hôm thì bà cụ kiệt sức, đổ bệnh bởi không thể một lúc trông 5 thằng cháu nghịch như giặc.

Không dám để Bin ở nhà vì sợ con sẽ vùi đầu vào trò chơi điện tử, một món cậu bé rất mê, Ngọc quyết định cho con đi học bơi. Sáng 7 giờ rưỡi đưa Bin đến bể bơi rồi đến cơ quan là vừa kịp, nhưng để đón con 2 tiếng sau đó, Ngọc cũng phải "ăn cắp" giờ làm. Được mấy hôm thì bị sếp góp ý. "May mà tôi vừa thuyết phục được chị gái cho con đi học bơi với Bin. Ông anh rể vừa mất việc sẽ đi đón 2 đứa. Nếu không thì cũng đành cho nó ở nhà mà chơi điện tử mất" - Ngọc kể.

Nhiều ông bố bà mẹ khác cũng lúng túng khi con không còn phải đến lớp. Nếu như mọi ngày, trẻ mở mắt ra là đến trường, chịu sự quản lý của thầy cô thì nay, công việc này hoàn toàn trút lên phụ huynh - những người không được nghỉ hè. Lo lắng nhất là bố mẹ của các học sinh tiểu học, lứa tuổi mà tính tự giác chưa cao, vẫn cần người lớn theo sát.

Phần lớn phụ huynh không muốn để con ở nhà khi không có người lớn, vì trẻ dễ chìm đắm vào những trò chơi gây hại, hoặc trở nên kém hoạt bát vì ít hoạt động, giao lưu, thậm chí có thể gặp tai nạn gì đó mà không biết xử trí.

Do đó, bố mẹ thường nghĩ ra các chương trình nghỉ hè cho con, vừa để trẻ phát triển hài hòa vừa... đỡ mệt cho mình. Theo một khảo sát của với hơn 18.000 người tham gia, lựa chọn phổ biến nhất (chiếm hơn 27%) là cho trẻ đến học nghệ thuật, thể dục thể thao và tham gia các sinh hoạt khác ở câu lạc bộ thiếu nhi. Các phương án cho trẻ đi du lịch cũng được nhiều người áp dụng, chiếm 25%. Cho con đi học thêm là cách ít được lựa chọn nhất, nhưng cũng chiếm đến 16%.

"Dù chọn giải pháp nào thì bố mẹ cũng phải vất vả hơn rất nhiều so với khi trẻ chưa nghỉ hè. Các buổi học và sinh hoạt hè kết thúc rất sớm nên nếu muốn đón con thì bố mẹ phải trốn việc. Cho về quê cũng chỉ được một thời gian, du lịch thì phải có người lớn đi cùng" - chị Oanh, nhà ở Thành Công, mẹ của 2 cậu bé học tiểu học, tâm sự. Không có ông bà để gửi, công việc không cho phép đi đón sớm nên chị Oanh đành cực chẳng đã cho con "tự tung tự tác" ở nhà.

Cô giáo Quỳnh Anh, dạy ở trường tiểu học Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội), cũng thừa nhận: Thu xếp hợp lý thời gian trẻ nghỉ hè để con phát triển hài hòa mà bố mẹ vẫn công tác tốt là cực kỳ khó khăn: "Tuy nhiên, phụ huynh không có cách nào khác là vẫn phải cố dành thời gian nhiều hơn cho con trong dịp này".

Theo cô Quỳnh Anh, với các gia đình thành thị, không nên để trẻ tự chơi suốt kỳ nghỉ nếu không có người lớn ở nhà. Thiếu chỗ chơi công cộng, trẻ phải tha thẩn trong nhà và trở nên kém năng động, lại dễ nghiện TV hay trò chơi điện tử - những món giải trí không có sự tương tác, có hại cho sự phát triển trí tuệ nếu không hạn chế. Mặt khác, thiếu người quản lý, trẻ có thể xem các chương trình độc hại trên internet.

Vì vậy, bố mẹ nên xem thời gian này là một cơ hội cho con tham gia các sinh hoạt giải trí như học vẽ, học múa hát, tập bơi, tập võ, thể dục... Cũng có thể cho học thêm tiếng Anh, nhưng chỉ nên học một cách nhẹ nhàng. Nếu có người lớn ở nhà, nên định hướng và chơi cùng trẻ những trò mang tính giáo dục hoặc có tính vận động cao.

Việc học văn hóa cũng cần thiết, nhưng tốt nhất là chỉ ôn lại những kiến thức cũ ngay tại nhà cùng với bố mẹ, mỗi tuần vài lần, kéo dài không quá 1 tiếng. Với trẻ lớn, bố mẹ chỉ cần giao ước với con, nhắc nhở và giám sát trẻ, không nhất thiết phải ngồi cùng.

Theo VnExpress.net

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo