Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí bé 2 tuổi thích "gây hấn"

07:35:50 22/06/2010

Lúc bạn đang dõi theo thiên thần nhỏ của bạn chơi trên sân thì bất ngờ, bé giơ tay đập mạnh vào mũi bạn bên cạnh. Dù rất shock nhưng bạn cần biết rằng, ‘gây gổ’ là một phần bình thường trong sự phát triển của bé.

Nguyên nhân nằm ở kỹ năng ngôn ngữ còn yếu, bốc đồng và bé quyết liệt mong muốn được thể hiện bản thân. Đánh và cắn bạn khá phổ biến vì bé 2 tuổi đang khao khát muốn độc lập.

Tuy nhiên, cần nhanh chóng để bé hiểu rằng, hung hăng là sai trái và chỉ cho bé cách khác để biểu lộ cảm xúc của mình. Bạn có thể giúp bé kiểm soát bản thân và học cách ôn hòa với người khác.
Dưới đây là những điều bạn cần làm với ‘kẻ bắt nạt’, từ Babycentre:
 
Phản ứng nhanh chóng

Bạn cố gắng can thiệp ngay lập tức khi thấy con của bạn đang hung hãn. Hãy nhanh chóng đưa bé ra khỏi sân chơi trong thời gian ngắn, thậm chí là vài giây. Điều quan trọng là để bé hiểu mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của mình. Vì vậy, bé biết rằng, nếu còn cắn hay đánh người khác, bé sẽ bị cách ly với cuộc vui.

Theo dõi

Nếu bé được vào trong bể bóng nhựa ở khu vui chơi, ngay lập tức bạn thấy bé bắt đầu ném bóng vào người các bé khác, bạn hãy đưa bé ra ngoài ngay. Thử ngồi xuống với bé và cùng xem các bé khác đang vui chơi. Bạn có thể giải thích rằng, bé có thể quay lại chỗ cũ nếu không ném bóng, làm đau các bạn chơi khác. Cố gắng đừng nóng giận với con, không kêu la, đánh đập hay bảo bé hư đốn. Để cho bé thấy bạn kiểm soát được cơn nóng nảy của mình là bước đầu tiên trong việc giúp bé tự kiềm chế.

Hãy nhất quán
 
Càng thường xuyên càng tốt, bạn hãy phản ứng với hành vi tấn công của bé theo cùng một cách. Bạn có thể cảnh báo con: “Nếu con còn đánh bạn Jin nữa, mẹ sẽ đưa con về ngay”, bạn sẽ thiết lập được một nguyên tắc mà bé buộc phải tuân thủ.

Giải thích

Sau khi bạn đã đưa con mình sang một bên, bạn nên chờ đợi cho đến khi bé lắng xuống một chút; sau đó, bình tĩnh xem xét những gì đã xảy ra. Giải thích cho bé rằng, đó là cảm xúc tự nhiên khi giận dữ, nhưng không bao giờ được chọn cách đánh, đá hoặc cắn.  Khuyến khích bé hai tuổi của bạn tìm một cách tốt hơn để diễn tả nỗi tức giận của bé. Bé có thể gọi người lớn để được giúp đỡ hoặc nói với bạn chơi là: “Tớ không thích thế”.  Bạn cũng có thể giúp bé hiểu được cảm xúc của mình bằng cách đọc một cuốn sách về chủ đề này.

Dạy bé xin lỗi

Chắc chắn rằng con bạn hiểu, bé cần phải nói xin lỗi bất cứ khi nào bé có hành vi hung hăng. Lời xin lỗi sẽ là bài học giúp bé nhớ lâu.

Khen thưởng hành vi tốt 

Thay vì chỉ chú ý đến lỗi của bé, bạn thử tìm kiếm hành vi tốt của con. Nếu bé chấp nhận chia sẻ đồ chơi mà không phải giành giật nó, bạn hãy khen ngợi con thật hào phóng: “Con thật ngoan khi chờ đến lượt mình”, bé sẽ sớm nhận ra rằng, cư xử lịch sự là được chấp nhận. Bạn cần cố gắng cụ thể lời khen: “Hôm nay, con đã rất ngoan khi chia sẻ mẩu xếp hình với bạn Sam” thay vì chỉ nói: “Con rất ngoan” vì bé biết chính xác những gì bé làm là đúng. Bạn cũng có thể tặng bé một miếng dán bé ngoan khi bé giữ bình tĩnh trong lúc chờ khám bệnh.

Hạn chế thời gian xem tivi

Nhiều đoạn phim hoạt hình đầy rẫy những cảnh la hét, đe dọa, xô đẩy và đánh đập. Vì thế, hãy kiểm soát nội dung chương trình bằng cách xem cùng bé, đặc biệt với bé hay gây gổ. Nếu có đoạn trên một chương trình mà bạn không chấp nhận được, bạn cần nói chuyện với con về điều đó: “Con có thấy bạn gấu kia đẩy những bạn khác để có được đồ ăn? Đó là không ngoan”. Nếu bé có anh chị lớn tuổi chơi game máy tính, bạn hãy giúp bé tránh xa vì những trò đó không phù hợp với bé lên 2.

Hành vi bắt nạt của bé còn do không có điều kiện để vận động thể chất. Do đó, bạn cần cố gắng tạo cho bé nhiều cơ hội để “xả hơi” ngoài trời.

Đừng sợ tìm giúp đỡ

Đôi khi sự hung hãn của bé đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia. Nếu bé 2 tuổi nhà bạn thường xuyên dùng bạo lực; nỗ lực của bạn để hạn chế hành vi của con không hiệu quả thì bạn hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Bạn cũng có thể tìm nguyên nhân chính gây hung hăng ở bé, cùng bé giải quyết và quyết định gặp nhà tâm lý học, nếu cần thiết. Hãy nhớ rằng, bé vẫn còn rất nhỏ, bạn cần dạy con thật cẩn thận và kiên nhẫn.

>> Khi bé nói 'hỗn'

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo