- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
3 hoạt động tăng từ vựng cho bé
Sự phát triển ngôn ngữ ở bé thông qua việc nói chuyện – lắng nghe mỗi ngày. 3 hoạt động dưới đây giúp bé luyện những kỹ năng ngôn ngữ mà bé học được.
1. Trò chơi đối lập
Bé ở tuổi chập chững thường bối rối với những khái niệm trừu tượng như đối lập. Để bé hiểu cụm từ này, bạn cần hướng dẫn cho bé những hoạt động miêu tả sự trái ngược theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, bạn nâng quả bóng lên cao và nói: “Lên”; tiếp đến, bạn hạ quả bóng xuống và nói: “Xuống”.
Tương tự, bạn có thể nói thế khi cùng bé kéo khóa áo – quần. Ngoài ra, bạn có thể dạy bé cách đóng – mở một cánh cửa hay một cái hộp và luôn nhớ nói “đóng – mở” khi thao tác.
Khi bé chơi với những hình khối, bạn có thể chỉ cho bé khối lớn – khối nhỏ; đồng thời, hướng dẫn bé cách chồng một khối hình to lên một khối hình nhỏ và ngược lại, nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các khối hình khi bạn thực hiện.
2. Điện thoại
Các bé rất thích bắt chước người lớn và điện thoại đồ chơi là một công cụ để bạn dạy con điều này. Hãy nói với bé rằng, điện thoại đang đổ chuông và khuyến khích bé nhấc máy. Sau đó, bạn bắt đầu câu chuyện với con như thể hai mẹ con đang trò chuyện qua điện thoại. Cần nhớ mở đầu câu chuyện với một câu quen thuộc: “Alô”, kèm một lời chào hỏi và kết thúc bằng lời tạm biệt, hẹn gặp lại.
Bạn cũng có thể giả vờ là một người khác, như một người bạn thân của con hoặc một nhân vật truyện tranh mà bé yêu thích và có cuộc điện thoại thứ hai với bé. Trò chơi điện thoại giúp bé hay nói và biết cách phản ứng với một cuộc hội thoại – 2 yếu tố cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ ở bé.
3. Đọc
Với phần lớn bé tập đi, đọc là hoạt động được yêu thích. Để bé hứng thú, bạn nên tạo thói quen đọc sách cho bé vào giờ cố định trong ngày. Hãy chọn những quyển có nhiều ngôn từ đa dạng nhưng phải hợp với độ tuổi của con. Sau khi đọc một trang, có thể đặt cho bé 1-2 câu hỏi như: “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?” hoặc “Tại sao bạn thỏ lại buồn thế?”.
Kết thúc câu chuyện, bạn hãy tóm tắt lại câu chuyện nhưng cần xen những khoảng ngừng để bé thêm chi tiết cho chuyện. Chẳng hạn, bạn nói: “Sau đó bạn mèo đi tới công viên…” và bé sẽ nhanh nhảu: “rồi gặp bạn hươu”. Những hoạt động này tuy đơn giản nhưng giúp bé phát triển vốn từ cũng như xây dựng tình yêu với sách.
>> 3 cách để bé không bị chậm nói
Phương Thảo (Theo Ehow)
- 8 cách ứng phó khi bé thích cắn (08:15:00 30/06/2010)
- Khuyến khích bé học cái mới (09:50:00 29/06/2010)
- Đau đầu vì con hỏi khó (14:08:00 23/06/2010)
- Xử trí bé 2 tuổi thích 'gây hấn' (08:05:00 22/06/2010)
- Vài trò vui cho bé 1-2 tuổi (07:57:00 17/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |