Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Cùng con giải tỏa stress
07:48:50 25/05/2010
Bé cũng có thể xuất hiện stress như ở người lớn. Bất an khi đi mẫu giáo, căng thẳng với cha mẹ có thể trở nên quá sức và gây stress cho nhiều bé.
Vài mẹo nhỏ giúp bạn giải tỏa phiền muộn cho bé, từ Kidhealth:
Chia sẻ với con
Ngay khi bé thấy bé buồn bã, bạn nên hỏi con để tìm nguyên nhân. Một cuộc trò chuyện với cha mẹ sẽ giúp bé trấn an tâm lý. Từ đó, bé dễ dàng và tự tin bộc lộ tâm trạng của mình. Bạn cũng nên thông cảm và kiên nhẫn khi nghe bé nói.
Gọi tên cảm xúc
Bé chưa đủ khôn lớn và trải nghiệm để nhận diện chính xác cảm xúc mình đang đương đầu. Vì thế, nếu bạn giúp bé gọi tên chính xác nỗi buồn thì bé có thể nhẹ bớt nỗi lòng. Ngoài ra, gọi tên cảm xúc còn giúp bé biết cách đối đầu với nó; chẳng hạn: "Mẹ biết con đang ấm ức vì bạn Tôm vừa giật mất đồ chơi của con".
Bạn nên nghe bé nói một cách chăm chú. Bạn không nên phê phán, đổ lỗi hoặc trách phạt bé ngay lập tức. Điều này khiến bé không thoải mái và mức độ stress càng nặng hơn. Bạn cũng nên duy trì câu chuyện của bé bằng những câu hỏi mở như: “Điều gì xảy ra tiếp theo hả con”. Cho bé thời gian để tiếp tục chia sẻ với bạn.
Thêm vào những câu gợi chuyện
Chẳng hạn, bạn thử nói: “Mẹ không đồng tình với bạn Tôm” hoặc “Nếu mẹ là con, mẹ cũng buồn lắm…" Hành động như thể bạn thấu hiểu cảm xúc của bé, lý do bé buồn hoặc cách ứng xử của bé khi ấy. Sự cảm thông và có người chia sẻ sẽ giúp bé đủ dũng khí để vượt qua nỗi buồn. Nó cũng giảm thiểu thời gian bé phải chịu ấm ức một mình.
Nên kiên nhẫn
Cha mẹ thường quá lo quá mức với những phiền muộn của con cái. Nếu thấy con bị bắt nạt (hoặc bị bạn chơi cư xử xấu), cha mẹ càng khó kiềm chế, muốn đòi lại công bằng sớm hơn. Tuy nhiên, bạn nên để bé bình tĩnh để làm gương cho bé. Bạn có thể giúp con "xử" bạn Tôm kia nhưng không thể dạy cho bé cách tự giải quyết và cách thoát khỏi stress. Điều này khiến bé lúng túng khi phải đối mặt với những khó khăn về sau.
Sát cánh bên con
Kể cả khi bé chưa sẵn sàng chia sẻ, bé cũng sợ hãi nếu nhận được thái độ dửng dưng của cha mẹ. Bạn sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi luôn ở bên cạnh bé, cùng bé vui chơi hoặc chỉ ôm bé vào lòng vỗ về. Nhiều bé vừa chán nản vừa mệt mỏi nên chưa sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ. Bạn nên kiên nhẫn chờ đến khi bé khỏe hơn mới nên hỏi chuyện tiếp. Bạn có thể đọc truyện cho bé, cùng bé xem phim hoạt hình hoặc mua bánh cho bé…
Cùng giải quyết vấn đề
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chán nản, bạn có thể gợi ý để bé tìm cách khắc phục. Có thể động viên bé tự đưa ra vài phương án. Bạn cũng có thể cùng bé làm một vài điều có lợi. Nếu bé muốn sang nhà bạn Tôm, đòi lại đồ chơi, bạn nên cùng đi với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa cho bé vài phương án thực hiện và gợi ý “Con có muốn làm theo yêu cầu của mẹ không?”.
Hai mẹ con cùng đi dạo
Trò chuyện chỉ giúp bé vượt qua nỗi buồn tạm thời. Cùng bé dạo chơi bên ngoài, nghĩ về những điều tốt đẹp hoặc trao đổi với bé về kỳ nghỉ cuối tuần đầy vui vẻ giúp bé cân bằng tâm lý nhanh hơn.
Phòng tránh stress cho bé
Bạn nên tìm cách giảm thiểu những yếu tố khiến bé lo lắng. Việc ép bé ăn nhiều hoặc bắt bé tham gia những trò chơi quá sức cũng làm bé mệt mỏi. Vì thế, bạn nên thiết lập một thời khóa biểu phù hợp với bé.
Vài mẹo nhỏ giúp bạn giải tỏa phiền muộn cho bé, từ Kidhealth:
Chia sẻ với con
Ngay khi bé thấy bé buồn bã, bạn nên hỏi con để tìm nguyên nhân. Một cuộc trò chuyện với cha mẹ sẽ giúp bé trấn an tâm lý. Từ đó, bé dễ dàng và tự tin bộc lộ tâm trạng của mình. Bạn cũng nên thông cảm và kiên nhẫn khi nghe bé nói.
Gọi tên cảm xúc
Bé chưa đủ khôn lớn và trải nghiệm để nhận diện chính xác cảm xúc mình đang đương đầu. Vì thế, nếu bạn giúp bé gọi tên chính xác nỗi buồn thì bé có thể nhẹ bớt nỗi lòng. Ngoài ra, gọi tên cảm xúc còn giúp bé biết cách đối đầu với nó; chẳng hạn: "Mẹ biết con đang ấm ức vì bạn Tôm vừa giật mất đồ chơi của con".
Biết lắng nghe
Bạn nên nghe bé nói một cách chăm chú. Bạn không nên phê phán, đổ lỗi hoặc trách phạt bé ngay lập tức. Điều này khiến bé không thoải mái và mức độ stress càng nặng hơn. Bạn cũng nên duy trì câu chuyện của bé bằng những câu hỏi mở như: “Điều gì xảy ra tiếp theo hả con”. Cho bé thời gian để tiếp tục chia sẻ với bạn.
Thêm vào những câu gợi chuyện
Chẳng hạn, bạn thử nói: “Mẹ không đồng tình với bạn Tôm” hoặc “Nếu mẹ là con, mẹ cũng buồn lắm…" Hành động như thể bạn thấu hiểu cảm xúc của bé, lý do bé buồn hoặc cách ứng xử của bé khi ấy. Sự cảm thông và có người chia sẻ sẽ giúp bé đủ dũng khí để vượt qua nỗi buồn. Nó cũng giảm thiểu thời gian bé phải chịu ấm ức một mình.
Nên kiên nhẫn
Cha mẹ thường quá lo quá mức với những phiền muộn của con cái. Nếu thấy con bị bắt nạt (hoặc bị bạn chơi cư xử xấu), cha mẹ càng khó kiềm chế, muốn đòi lại công bằng sớm hơn. Tuy nhiên, bạn nên để bé bình tĩnh để làm gương cho bé. Bạn có thể giúp con "xử" bạn Tôm kia nhưng không thể dạy cho bé cách tự giải quyết và cách thoát khỏi stress. Điều này khiến bé lúng túng khi phải đối mặt với những khó khăn về sau.
Sát cánh bên con
Kể cả khi bé chưa sẵn sàng chia sẻ, bé cũng sợ hãi nếu nhận được thái độ dửng dưng của cha mẹ. Bạn sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi luôn ở bên cạnh bé, cùng bé vui chơi hoặc chỉ ôm bé vào lòng vỗ về. Nhiều bé vừa chán nản vừa mệt mỏi nên chưa sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ. Bạn nên kiên nhẫn chờ đến khi bé khỏe hơn mới nên hỏi chuyện tiếp. Bạn có thể đọc truyện cho bé, cùng bé xem phim hoạt hình hoặc mua bánh cho bé…
Cùng giải quyết vấn đề
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chán nản, bạn có thể gợi ý để bé tìm cách khắc phục. Có thể động viên bé tự đưa ra vài phương án. Bạn cũng có thể cùng bé làm một vài điều có lợi. Nếu bé muốn sang nhà bạn Tôm, đòi lại đồ chơi, bạn nên cùng đi với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa cho bé vài phương án thực hiện và gợi ý “Con có muốn làm theo yêu cầu của mẹ không?”.
Hai mẹ con cùng đi dạo
Trò chuyện chỉ giúp bé vượt qua nỗi buồn tạm thời. Cùng bé dạo chơi bên ngoài, nghĩ về những điều tốt đẹp hoặc trao đổi với bé về kỳ nghỉ cuối tuần đầy vui vẻ giúp bé cân bằng tâm lý nhanh hơn.
Phòng tránh stress cho bé
Bạn nên tìm cách giảm thiểu những yếu tố khiến bé lo lắng. Việc ép bé ăn nhiều hoặc bắt bé tham gia những trò chơi quá sức cũng làm bé mệt mỏi. Vì thế, bạn nên thiết lập một thời khóa biểu phù hợp với bé.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Biết cách nói 'không' với con (09:17:00 23/05/2010)
- 3 cách làm hư bé với tiền bạc (07:55:00 19/05/2010)
- Khi bé thích hỏi 'tại sao?' (13:11:00 09/05/2010)
- Để bé ngoan hơn (16:14:00 29/04/2010)
- Học và chơi với bé 3 tuổi (16:18:00 28/04/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Cùng con giải tỏa stress
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo