- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Để bé không sợ hãi
Sợ hãi là phản ứng tự nhiên của bé và thường giảm xuống khi bé lơn lên, thời điểm bé nhận thức tốt hơn về thế giới và biết cách ứng phó đơn giản với những tình huống mới.
Sợ hãi giống như hình thức tự phòng vệ của bé với môi trường xung quanh, một bé không biết sợ hãi dễ gặp phải nguy hiểm từ bên ngoài.
Nguyên tắc giúp bé vượt qua nỗi sợ
Điều quan trọng để bạn giúp con vượt qua nỗi sợ (hoặc nỗi ám ảnh) là chấp nhận cảm giác của bé mà không đe dọa bé. Tránh nói với bé những câu như: “Con đừng ngớ ngẩn thế” vì nó không làm dịu bớt cảm xúc của bé, có thể thử nói: “Con mèo không cào con đâu nhưng nếu con không thích nó, mẹ con mình sẽ đi đường khác”. Bằng cách này, bạn vừa thấu hiểu được cảm xúc của bé vừa xua đi nỗi sợ trong bé.
Vượt qua nỗi sợ
Nỗi sợ hãi nếu được đối diện hàng ngày một cách tự nhiên sẽ trở nên ít đáng sợ hơn. Nếu con mèo nhà hàng xóm là vấn đề, bạn cần giữ khoảng cách cho bé trước đã nhưng cần chỉ cho bé thấy con mèo thường xuyên, nắm lấy tay con và nói nhẹ nhàng: “Con mèo xinh quá. Nó đang mỉm cười với con kìa” mỗi lần đi ngang qua con mèo.
Dần dần, lại gần con mèo một chút cho đến khi bé thấy thoải mái với sự hiện diện của con mèo. Bé có thể dễ chịu đến mức sẵn sàng sờ vào con mèo nhưng bạn đừng gây áp lực cho bé. Mục đích chính là để bé không còn sợ con mèo chứ không cần thiết bắt bé phải yêu nó.
Nếu sợ hãi trở thành ám ảnh
Phần lớn các nỗi sợ sẽ nhanh giảm bớt khi bé phát hiện và thừa nhận nỗi sợ đó là không có căn cứ. Nếu bé nói sợ máy hút bụi nhưng vẫn đủ dũng cảm để chạm vào nó thì có thể trí tò mò đã chiến thắng nỗi e ngại. Nhưng nếu bé tiếp tục bị đe dọa bởi những đồ vật chưa rõ có an toàn hay không thì có thể bé sẽ bị ám ảnh.
Vượt qua nỗi ám ảnh
Giống như cách giúp bé vượt qua nỗi sợ, hãy chấp nhận cảm giác của bé mà không cần bất kỳ lời bào chữa nào. Tránh khơi thêm chủ đề bé đang bị ám ảnh như không bắt bé phải tiếp xúc với nó. Nếu bé muốn được bế khi phải đi bộ ngang qua con mèo nhà hàng xóm thì bạn hãy bế bé. Hành vi này không phải thừa nhận con mèo có nguy hiểm mà chỉ bởi vì bạn chấp nhận nỗi sợ của con.
Có thể tìm ra những nguyên nhân ẩn dưới nỗi ám ảnh của bé. Bé có xem thứ gì khủng khiếp trên tivi không? Đó có phải kết quả khi bé bị stress trong cuộc sống không? Bé có bị ảm ảnh kể từ ngày đi mẫu giáo (nhà trẻ) không? Nếu có, bạn cần tìm cách giải tỏa cho bé.
Quan tâm đến bé nhiều hơn cho đến khi bé tự tin trở lại. Nếu nỗi ám ảnh càng ngày càng nghiêm trọng hoặc bắt đầu làm cản trở cuộc sống của bé, hãy tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia.
Phương Thảo (Theo Motherandbaby)
- Vui chơi với bé lên 2 (08:00:00 22/04/2010)
- Chặn cơn mè nheo ở bé (08:16:00 14/04/2010)
- Cùng con học nói (08:33:00 08/04/2010)
- 6 hành vi cần sửa đổi sớm cho bé (08:00:00 06/04/2010)
- Ngôn ngữ và ghi nhớ (3-5 tuổi) (07:44:00 02/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |