Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp con bớt nhút nhát
19:11:50 31/07/2009
Nhiều người mẹ không vui khi thấy con mình e dè hơn những bé cùng tuổi khác. Mẹ thường cho rằng, bé nhút nhát sẽ kém thông minh và khó thích ứng với hoàn cảnh hoặc người lạ.
Các chuyên gia cho rằng, nhát là đặc trưng của không ít các bé trong độ tuổi mẫu giáo – khi bé thích thu mình lại hoặc ngại ngần bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, khó khăn khi tương tác với người lạ và thường nép mình bên cạnh cha mẹ.
Nhút nhát và sống nội tâm là hành vi bình thường ở bé, xuất hiện khi bé cảm thấy bị áp lực với tác động từ môi trường như lúc phải đối diện với những người không quen. Nhận diện bé nhút nhát
Không quá khó khăn để phát hiện đâu là một bé nhát qua hành vi thích lùi bước, thu mình lại. Ước tính có khoảng 30% các bé có dấu hiệu sống nội tâm. Một số bé bị trộn lẫn giữa hành vi nhút nhát và không nhút nhát (bé thường ngại giao tiếp với người lạ nhưng lại khá cởi mở với người thân).Tính nhút nhát được bộc lộ qua ngôn ngữ sau:
1. “Đi về / Cho con ra khỏi đây”: Những bé nhút nhát thường dễ dàng được nhận diện khi đặt bé ở môi trường xa lạ, nhiều tiếng ồn… Để phản ứng lại điều này, bé sẽ xuất hiện hành vi từ chối và cầu cứu đến sự trợ giúp của cha mẹ hay người thân.
2. “Con tự chơi được”: Một số bé nhút nhát không thích người ngoài xâm nhập vào thế giới riêng của bé trong khi những bé hướng ngoại có khả năng hòa nhập với khá nhiều người, từ người già đến người trẻ. Bé nhút nhát cũng thích tự giải quyết vấn đề hoặc vui chơi với những người mà bé thực sự tin tưởng.
3. “Cô / chú là ai?”: Bé nhút nhát luôn tự sắp xếp trong đầu 2 nhóm người là người quen và người xa lạ. Nếu bé lục trong trí nhớ thấy đó là một khuôn mặt không quen, bé sẽ từ chối tiếp xúc.
Nguyên nhân khiến bé nhút nhát
Lý do của lối sống nội tâm ở bé còn chưa được làm sáng tỏ nhưng các chuyên gia gợi ý một số yếu tố sau:
- Một số nghiên cứu tin rằng, nhút nhát là hành vi có tính thừa kế (do gene). Một số bé bẩm sinh đã e dè hơn các bé khác.
- Khi bé nhút nhát nhận thấy môi trường xung quanh quá sức như một bữa tiệc ồn ào hoặc một căn phòng toàn người lạ, bé sẽ tự thu mình lại.
- Nhiều bé có khả năng ứng xử rất kém với người lạ: Bé không biết nói gì và hỏi gì vì sợ bị sai, sợ mắc lỗi…
Giúp bé khắc phục cái bóng nội tâm
Bé nhút nhát không có nghĩa là bé bất thường hay đáng ghét, chỉ đơn giản đó là đặc trưng tính cách ở bé. Cha mẹ không nên đánh đồng sự e dè với trí thông minh của bé, bởi trên thực tế, có không ít nhân vật tài giỏi, nổi tiếng có bản chất hướng nội. Tuy nhiên, để bé luôn tự tin và không lo lắng khi hòa nhập vào xã hội, cha mẹ nên giúp đỡ để bé bạo dạn hơn.
1. Tránh ép buộc: Chẳng bé nào thích bị cha mẹ bắt ép hoặc bị biến thành một bé khác, vì thế, cha mẹ nên hướng bé phát triển tự nhiên. Tránh khó chịu, cáu giận, la hét hoặc bày tỏ thái độ tiêu cực khi bé không thực hiện theo điều cha mẹ kỳ vọng. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những biện pháp tích cực như động viên, khen ngợi khi bé gặt hái được hành vi tốt; chẳng hạn, nên mỉm cười và cổ vũ khi bé biết chia sẻ đồ chơi cho bạn chơi.
2. Cho bé kết bạn với nhiều người: Để bé không lo lắng khi đối diện với người lạ thì ngay từ bây giờ, cha mẹ nên tạo cơ hội để bé giao tiếp với nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Công viên, vườn hoa hay bất cứ nơi nào cũng là chỗ để mẹ cùng bé bắt chuyện với người lạ. Đừng lo lắng nếu bé tỏ ra không thân thiện vì dần dần, tình hình sẽ được cải thiện.
3. Tôn trọng không gian riêng của bé: Bé nhút nhát cần một khoảng thời gian để quen với một người lạ. Vì thế, nếu bé không muốn, bạn cũng không nên ép bé phải gần gũi, ôm hôn người lạ. Thậm chí, bé còn bất an khi người lạ chạm vào đồ chơi, thức ăn hay quần áo của bé.
4. Làm hình mẫu cho bé: Bé học được rất nhiều thứ từ cha mẹ qua quan sát và bắt chước. Vì thế, nếu cha mẹ cũng e dè, ít nói hoặc quá bận rộn, không quan tâm đến con thì khả năng bé co mình lại càng nhiều hơn.
>> Nếu bé quá nhút nhát
>> Trò chơi giúp bé tự tin (1-2 tuổi)
Các chuyên gia cho rằng, nhát là đặc trưng của không ít các bé trong độ tuổi mẫu giáo – khi bé thích thu mình lại hoặc ngại ngần bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, khó khăn khi tương tác với người lạ và thường nép mình bên cạnh cha mẹ.
Nhút nhát và sống nội tâm là hành vi bình thường ở bé, xuất hiện khi bé cảm thấy bị áp lực với tác động từ môi trường như lúc phải đối diện với những người không quen. Nhận diện bé nhút nhát
Không quá khó khăn để phát hiện đâu là một bé nhát qua hành vi thích lùi bước, thu mình lại. Ước tính có khoảng 30% các bé có dấu hiệu sống nội tâm. Một số bé bị trộn lẫn giữa hành vi nhút nhát và không nhút nhát (bé thường ngại giao tiếp với người lạ nhưng lại khá cởi mở với người thân).Tính nhút nhát được bộc lộ qua ngôn ngữ sau:
1. “Đi về / Cho con ra khỏi đây”: Những bé nhút nhát thường dễ dàng được nhận diện khi đặt bé ở môi trường xa lạ, nhiều tiếng ồn… Để phản ứng lại điều này, bé sẽ xuất hiện hành vi từ chối và cầu cứu đến sự trợ giúp của cha mẹ hay người thân.
2. “Con tự chơi được”: Một số bé nhút nhát không thích người ngoài xâm nhập vào thế giới riêng của bé trong khi những bé hướng ngoại có khả năng hòa nhập với khá nhiều người, từ người già đến người trẻ. Bé nhút nhát cũng thích tự giải quyết vấn đề hoặc vui chơi với những người mà bé thực sự tin tưởng.
3. “Cô / chú là ai?”: Bé nhút nhát luôn tự sắp xếp trong đầu 2 nhóm người là người quen và người xa lạ. Nếu bé lục trong trí nhớ thấy đó là một khuôn mặt không quen, bé sẽ từ chối tiếp xúc.
Nguyên nhân khiến bé nhút nhát
Lý do của lối sống nội tâm ở bé còn chưa được làm sáng tỏ nhưng các chuyên gia gợi ý một số yếu tố sau:
- Một số nghiên cứu tin rằng, nhút nhát là hành vi có tính thừa kế (do gene). Một số bé bẩm sinh đã e dè hơn các bé khác.
- Khi bé nhút nhát nhận thấy môi trường xung quanh quá sức như một bữa tiệc ồn ào hoặc một căn phòng toàn người lạ, bé sẽ tự thu mình lại.
- Nhiều bé có khả năng ứng xử rất kém với người lạ: Bé không biết nói gì và hỏi gì vì sợ bị sai, sợ mắc lỗi…
Giúp bé khắc phục cái bóng nội tâm
Bé nhút nhát không có nghĩa là bé bất thường hay đáng ghét, chỉ đơn giản đó là đặc trưng tính cách ở bé. Cha mẹ không nên đánh đồng sự e dè với trí thông minh của bé, bởi trên thực tế, có không ít nhân vật tài giỏi, nổi tiếng có bản chất hướng nội. Tuy nhiên, để bé luôn tự tin và không lo lắng khi hòa nhập vào xã hội, cha mẹ nên giúp đỡ để bé bạo dạn hơn.
1. Tránh ép buộc: Chẳng bé nào thích bị cha mẹ bắt ép hoặc bị biến thành một bé khác, vì thế, cha mẹ nên hướng bé phát triển tự nhiên. Tránh khó chịu, cáu giận, la hét hoặc bày tỏ thái độ tiêu cực khi bé không thực hiện theo điều cha mẹ kỳ vọng. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những biện pháp tích cực như động viên, khen ngợi khi bé gặt hái được hành vi tốt; chẳng hạn, nên mỉm cười và cổ vũ khi bé biết chia sẻ đồ chơi cho bạn chơi.
2. Cho bé kết bạn với nhiều người: Để bé không lo lắng khi đối diện với người lạ thì ngay từ bây giờ, cha mẹ nên tạo cơ hội để bé giao tiếp với nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Công viên, vườn hoa hay bất cứ nơi nào cũng là chỗ để mẹ cùng bé bắt chuyện với người lạ. Đừng lo lắng nếu bé tỏ ra không thân thiện vì dần dần, tình hình sẽ được cải thiện.
3. Tôn trọng không gian riêng của bé: Bé nhút nhát cần một khoảng thời gian để quen với một người lạ. Vì thế, nếu bé không muốn, bạn cũng không nên ép bé phải gần gũi, ôm hôn người lạ. Thậm chí, bé còn bất an khi người lạ chạm vào đồ chơi, thức ăn hay quần áo của bé.
4. Làm hình mẫu cho bé: Bé học được rất nhiều thứ từ cha mẹ qua quan sát và bắt chước. Vì thế, nếu cha mẹ cũng e dè, ít nói hoặc quá bận rộn, không quan tâm đến con thì khả năng bé co mình lại càng nhiều hơn.
>> Nếu bé quá nhút nhát
>> Trò chơi giúp bé tự tin (1-2 tuổi)
Phương Thảo (Theo Indianparenting)
Tin liên quan
- 6 nguyên tắc để bé biết nghe lời (09:32:00 30/07/2009)
- Lời khuyên khi con học nói (21:14:00 26/07/2009)
- Tìm hiểu cảm xúc của bé (08:46:00 18/07/2009)
- Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé (09:45:00 16/07/2009)
- Những biện pháp thay 'đòn roi' (17:40:00 13/07/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Giúp con bớt nhút nhát
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo