Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khuyến khích bé đặt câu hỏi
12:32:50 05/02/2009
Tò mò là bản năng tự nhiên của các bé. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách động viên bé kịp thời, bé dễ xuất hiện tâm lý ngần ngại, tự ti và ít muốn hỏi điều gì.
Điều này lý giải tại sao, bước sang tuổi lên 2, một số bé có biểu hiện hỏi không ngừng trong khi một số bé khác lại khá thờ ơ. Càng lớn, bé càng có xu hướng tách biệt với cha mẹ và ngại đặt câu hỏi. Tình trạng này cũng bị phân tán một phần thông qua giao tiếp của bé với bạn bè, thầy cô ở lớp mẫu giáo. Khi ấy, cha mẹ không còn là trung tâm với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh cũng không nhận thức rõ tầm quan trọng với bé hay đặt câu hỏi. Không ít cha mẹ phàn nàn rằng, những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê.
Trước hết, bạn nên làm gương cho bé bằng cách tích cực đặt nhiều câu hỏi mở, tránh những câu hỏi mà bé có thể trả lời nhanh bằng từ “có” hoặc “không” khi đối thoại. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi bé: “Hôm nay, con ăn những món gì?” thay vì “Hôm nay con có ăn thịt không?”. Câu hỏi mở sẽ tăng cơ hội cho bé giao tiếp và khai thác các câu hỏi ngược lại với bạn.
Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để trò chuyện với bé hàng ngày. Nhấn mạnh với bé rằng: “Mẹ sắp xong việc rồi. Mẹ rất vui được cùng chia sẻ với con”. Cách này khơi dậy trí tò mò của bé với những điều bạn sắp trao đổi.
Bạn có thể sáng tạo ra những câu trả lời thú vị mang tính chất khoa học hài hước khi bé hỏi; ví dụ, khi bé hỏi: “Mẹ ơi tại sao máy bay lại bay được?”, bạn có thể trả lời: “Tại vì chúng có cánh giống như chim con ạ”. Bé có thể hỏi tiếp: “Nhưng con gà cũng có cánh mà sao không bay được hả mẹ” – bạn hóm hỉnh trả lời: “Chắc nó biết con thích ăn thịt gà nên không bay đi mất đấy”…
Tất nhiên, bạn có thể áp dụng những kiến thức khoa học đơn giản để giải đáp cho bé nhưng không nên quá cứng nhắc. Những câu trả lời quá khô khan từ bạn có thể khiến bé thiếu sáng tạo và ngại suy nghĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cho bé tiếp xúc với ông bà. Ông bà không chỉ là một cẩm nang với những tò mò thú vị của các bé mà ông bà cũng thường nhiều thời gian rỗi và thích giao tiếp với bé hơn các bậc phụ huynh.
Nếu bé liên tục hỏi tại những nơi công cộng, bạn nên gợi ý sẽ trả lời cho bé lúc về nhà. Bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn bé: “Ở đây phải trật tự con ạ. Lát nữa, mẹ con mình tiếp tục nói chuyện sau nhé. Con xem mọi người xung quanh đang khó chịu vì con làm ồn kìa”.
Điều này lý giải tại sao, bước sang tuổi lên 2, một số bé có biểu hiện hỏi không ngừng trong khi một số bé khác lại khá thờ ơ. Càng lớn, bé càng có xu hướng tách biệt với cha mẹ và ngại đặt câu hỏi. Tình trạng này cũng bị phân tán một phần thông qua giao tiếp của bé với bạn bè, thầy cô ở lớp mẫu giáo. Khi ấy, cha mẹ không còn là trung tâm với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh cũng không nhận thức rõ tầm quan trọng với bé hay đặt câu hỏi. Không ít cha mẹ phàn nàn rằng, những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê.
Trước hết, bạn nên làm gương cho bé bằng cách tích cực đặt nhiều câu hỏi mở, tránh những câu hỏi mà bé có thể trả lời nhanh bằng từ “có” hoặc “không” khi đối thoại. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi bé: “Hôm nay, con ăn những món gì?” thay vì “Hôm nay con có ăn thịt không?”. Câu hỏi mở sẽ tăng cơ hội cho bé giao tiếp và khai thác các câu hỏi ngược lại với bạn.
Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để trò chuyện với bé hàng ngày. Nhấn mạnh với bé rằng: “Mẹ sắp xong việc rồi. Mẹ rất vui được cùng chia sẻ với con”. Cách này khơi dậy trí tò mò của bé với những điều bạn sắp trao đổi.
Bạn có thể sáng tạo ra những câu trả lời thú vị mang tính chất khoa học hài hước khi bé hỏi; ví dụ, khi bé hỏi: “Mẹ ơi tại sao máy bay lại bay được?”, bạn có thể trả lời: “Tại vì chúng có cánh giống như chim con ạ”. Bé có thể hỏi tiếp: “Nhưng con gà cũng có cánh mà sao không bay được hả mẹ” – bạn hóm hỉnh trả lời: “Chắc nó biết con thích ăn thịt gà nên không bay đi mất đấy”…
Tất nhiên, bạn có thể áp dụng những kiến thức khoa học đơn giản để giải đáp cho bé nhưng không nên quá cứng nhắc. Những câu trả lời quá khô khan từ bạn có thể khiến bé thiếu sáng tạo và ngại suy nghĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cho bé tiếp xúc với ông bà. Ông bà không chỉ là một cẩm nang với những tò mò thú vị của các bé mà ông bà cũng thường nhiều thời gian rỗi và thích giao tiếp với bé hơn các bậc phụ huynh.
Nếu bé liên tục hỏi tại những nơi công cộng, bạn nên gợi ý sẽ trả lời cho bé lúc về nhà. Bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn bé: “Ở đây phải trật tự con ạ. Lát nữa, mẹ con mình tiếp tục nói chuyện sau nhé. Con xem mọi người xung quanh đang khó chịu vì con làm ồn kìa”.
Phương Thảo (Theo Familyblog)
Tin liên quan
- Dạy bé qua chiếc điện thoại (11:46:00 03/02/2009)
- Hoạt động tăng cường trí tưởng tượng cho bé (11:34:00 02/02/2009)
- Đặc điểm tâm lý của bé lên 5 (11:59:00 31/01/2009)
- Phân biệt nuông chiều và khuyến khích bé (11:56:00 30/01/2009)
- Bài học về sự bình yên trong tâm hồn (15:26:00 29/01/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Khuyến khích bé đặt câu hỏi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo