Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bí quyết khi trò chuyện với bé

11:03:50 23/10/2008
Cha mẹ nên thiết lập thói quen trò chuyện với bé hàng ngày. Điều này không chỉ giúp bé vui vẻ, phát triển tốt mà còn cần thiết để bạn tìm ra cách giáo dục bé hiệu quả hơn.

Để bé luôn thích thú khi chia sẻ, bạn có thể tham khảo vài chỉ dẫn từ Familyonline.

Càng ít mắng mỏ bé càng tốt

Nếu bị cha mẹ trách mắng thường xuyên, bé sẽ trở nên chán nản, thờ ơ, khép mình và không muốn nói chuyện nữa.

Khi bé quá tò mò, thích vặn vẹo bạn bằng những câu hỏi khó hay có những câu nói thiếu văn minh, thay vì bực bội quát nạt, bạn có thể nhẹ nhàng trao đổi, phân tích để bé biết điều nào là đúng, điều nào là sai.

 

Sử dụng những câu hỏi mở

Những câu hỏi bắt đầu bằng “Vì sao”, “Như thế nào”… sẽ khiến bé phải động não suy nghĩ để trả lời bạn. Nên hạn chế những câu hỏi “có”, “không” để bé ít ngại mở lời trong giao tiếp. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi bé “Con thấy chiếc bánh này mùi vị thế nào?” thay cho câu “Con có thích ăn bánh này không?”.

Tranh thủ hỏi bé trên đường

Biện pháp này sẽ ít nguy hiểm hơn nếu bạn đi chậm và chở bé bằng xe máy. Nếu đi bộ, ôtô hay xe bus, bạn có thể tranh thủ chút thời gian đưa, đón bé đi học để hỏi han chuyện ở lớp của bé.

Phản hồi lại với câu chuyện của bé

Nếu bé hỏi ý kiến của bạn, bạn nên thành thật chia sẻ. Bé cũng muốn được tìm hiểu thói quen, sở thích, những món ăn hợp khẩu vị của bạn. Nhờ đó, bé sẽ thêm yêu quý và gắn bó với bạn hơn.

Không nên ép bé nói

Càng bắt buộc bé phải trò chuyện bé càng thích chống đối lại cha mẹ hơn. Nếu bé mệt mỏi hay bực dọc, bạn nên chờ đến khi bé vui vẻ, thoải mái mới nên hỏi chuyện.

Luôn sẵn sàng lắng nghe

Bé rất nhạy cảm nếu phát hiện ra bạn không chú tâm vào câu chuyện mà bé vừa hào hứng kể vì còn bận lau nhà hay rửa bát đũa… Tâm lý khó chịu sẽ nhanh chóng hình thành trong bé, thậm chí bé cơ thể nghĩ “Mẹ không thích nói chuyện với mình” hay “Mẹ bận lắm, không có thời gian đâu”…

Nếu bạn dành cho bé thời gian thực sự, nghĩa là không tranh thủ vừa trò chuyện vừa làm việc nhà, bé sẽ mở lòng hơn và hình thành thói quen chia sẻ với bạn hàng ngày.

Khuyến khích bé vui chơi

Chạy nhảy, vui chơi ngoài trời hay các trò chơi trong nhà cũng có tác dụng kích thích bé vui vẻ, hoạt bát. Nhờ đó, bé cũng trở nên nhanh nhẹn, mạnh khỏe và hào hứng trò chuyện với người xung quanh hơn.

Hỏi chuyện khi bé đang vẽ tranh, tô màu

Nhiều bé rất thích thú khi vừa được sáng tác hội họa vừa được bạn góp ý hay khen ngợi. Thường khi vẽ là khoảng thời gian bé thấy thoải mái tinh thần và được dịp phát triển trí tưởng tượng phong phú của mình. Khi ấy, bé cũng rất sẵn lòng nếu bạn bày tỏ thái độ quan tâm.

Cho phép bé tự làm việc

Nếu bé thích tự đóng cúc, chải đầu, đánh răng, lau bàn… bạn cứ để bé được tự do. Chỉ nên hướng dẫn và góp ý khi thật sự cần thiết, nếu không, bạn có thể ở bên cạnh nghe bé “giải thích” như người lớn, ví dụ: “Mẹ xem con biết đóng cúc áo đúng chưa này. Cái này thì cài vào đây...”.

Là người bạn vĩ đại

Nên cho bé biết rằng ngoài vai trò làm mẹ, bạn cũng có thể trở thành một người bạn đáng tin cậy của bé. Nghĩa là hai mẹ con có thể tâm sự và chia sẻ những bí mật cho nhau. Bé có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi nói chuyện cùng bạn.

 Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo