- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Thắc mắc về quá trình học nói của bé
Giai đoạn học nói đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tùy từng đặc điểm cá nhân riêng, có bé biết nói sớm trong khi một số bé khác biết nói chậm hơn.
Bạn có thể tham khảo một vài thắc mắc của các bậc phụ huynh về bé trong giai đoạn này, thông tin tổng hợp từ Kidsource.
1. Ngôn ngữ là gì
Ngôn ngữ là công cụ chính trong giao tiếp. Với bé, ngôn ngữ giúp bé bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của bản thân. Đồng thời ngôn ngữ cũng là chỉ số đánh giá sự phát triển của bé. Ngôn ngữ bao gồm đọc, viết, nói và cử chỉ. Hình thức ngôn ngữ phổ biến ở bé là nói và cử chỉ.
Ảnh: GettyImages
2. Giúp bé học nói như thế nào
Phần lớn sự phát triển ngôn ngữ của bé là do bắt chước và lặp lại từ những người xung quanh. Bé nghe được một câu, từ nào đó và bắt đầu tập nói theo dù còn ngọng nghịu và chưa thể tự mình hiểu hết ý nghĩa.
Đây là giai đoạn quan trọng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì bé có thể bắt chước thói quen nói ngọng, nói tiếng địa phương, nói những từ xấu do tác động của môi trường bên ngoài. Ý thức này được hình thành như một phản xạ tự nhiên, nếu bạn thường xuyên quan tâm, uốn nắn, bé sẽ có vốn từ vựng phong phú, biết phát âm chuẩn đồng thời học hỏi được quy tắc lịch sự trong giao tiếp. Ngược lại, nếu bạn lơ là, bỏ mặc, bé sẽ dễ tiêm nhiễm ngôn từ tiêu cực và khó sửa đổi sau này.
Bạn có thể giúp bé học nói hàng ngày bằng cách: trò chuyện, đọc sách, khuyến khích bé nói, nghe bài hát, cùng bé học từ vựng, gọi tên đồ vật…
3. Thế nào là sự phát triển ngôn ngữ bình thường ở bé
Một số bé biết nói sớm, trong khi một số bé khác chậm hơn. Thông thường, bé 1 tuổi có thể phát âm được một hai từ đơn giản như “ạ, bà…”. Bé cũng hiểu được một số yêu cầu từ cha mẹ như “Lại đây con”, “Con nhặt đồ chơi lên nào".
Khoảng 3 tuổi, bé biết cách đặt những câu ngắn đầy đủ ý nghĩa hoặc hành động theo những yêu cầu phức tạp hơn như “Con nhặt bóng và để vào ngăn kéo đi”…
4. Những nguyên nhân nào gây cản trở ngôn ngữ cho bé
Thỉnh thoảng, cha mẹ ít nói chuyện với bé nên bé cũng ngại giao tiếp hoặc do bé không nhận biết được ý nghĩa của các từ mới, do thể chất hoặc bé mắc phải một chứng bệnh nào đó…
5. Làm sao để biết bé gặp rắc rối về thính giác
Khoảng 1 tuổi bé có thể nghe tốt và có phản ứng khi cha mẹ gọi. Nếu bạn thấy bé nghe kém hoặc phải gọi to bé mới hướng về phía mình thì có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác. Bạn nên đưa bé đi khám để xem bé có tổn thương nào ở tai không…
6. Khi nào cần hỏi ý kiến bác sĩ
Bất cứ khi nào bạn thấy bé có những biểu hiện bất thường, bé không chịu nói, bé không hiểu và làm theo những đề nghị đơn giản của bạn… Chớ nên trì hoãn, nếu bé có trục trặc về ngôn ngữ, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục. Nếu để lâu, bé có thể mắc phải chứng bệnh rối nhiễu tâm lý hay tự kỷ.
Phương Thảo
- Khi con hỏi khó (11:10:00 16/10/2008)
- Giúp bé cảm nhận niềm vui (11:15:00 15/10/2008)
- Những bài học cho bé khi vui chơi (11:22:00 14/10/2008)
- Gợi ý về phần thưởng dành cho bé (11:31:00 13/10/2008)
- Rèn tính tự lập cho bé (11:25:00 11/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |