- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi con hỏi khó
Bé 4-6 tuổi thường có nhiều thắc mắc với các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống. Cha mẹ không nên phớt lờ hay khó chịu khi phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa của bé. Thay vào đó, bạn nên tìm cách giải đáp phù hợp với từng tình huống.
1. Có phải con sắp chết không
Khoảng 4-6 tuổi, bé có thể hiểu được ý nghĩa của sự chia xa mà điển hình là một con vật nuôi hay một người thân của bé vừa qua đời. Cha mẹ không nên quá ngạc nhiên hay lo lắng khi bé tò mò như vậy.
Bạn nên coi câu hỏi này của bé như một điều bình thường, giúp bé nhận thức thế giới xung quanh, không nên mắng mỏ, phàn nàn như: “Con hư quá, không được nói như thế”. Làm như vậy, bé chỉ thêm tò mò và tiếp tục muốn tìm hiểu hơn.
Bạn cũng không nên lảng tránh hay tỏ vẻ khó chịu với bé. Tốt nhất, bạn nên trả lời bé: “Ai cũng có lúc phải chia xa người thân con ạ nhưng còn lâu lắm điều đó mới đến”. Ngoài ra, với bé lớn hơn, khoảng trên 6 tuổi, bạn có thể động viên bé biết ngoan ngoãn, đi ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ… sẽ kéo dài được sức khỏe và sống rất lâu.
Ảnh: GettyImages
2. Có phải bố mẹ sắp bỏ nhau không
Nhiều bé chứng kiến cảnh bố mẹ to tiếng, cãi vã, gây gổ với nhau nên đưa ra câu hỏi này.
Dù tình hình giữa vợ chồng bạn có xấu đến đâu cũng không bao giờ trả lời bé như: “Bố có bồ bịch, bố sắp bỏ mẹ con mình rồi”, “Ừ, bố xấu lắm, phải đuổi bố ra khỏi nhà thôi”…
Thay vào đó, bạn nên tìm cách trấn an bé: “À, bố mẹ chỉ tranh luận với nhau chút thôi, không có gì đâu con ạ” hay “Bố mẹ nóng giận quá nên mới to tiếng thế, con xem, giờ đã không có chuyện gì rồi mà”.
3. Bố ghét con nên mới uống nhiều rượu phải không mẹ? Con cũng ghét bố lắm
Bé đặt ra câu hỏi này có thể vì vừa chứng kiến cảnh bố say rượu, đập phá đồ đạc hay to tiếng quát mắng hai mẹ con.
Nếu bạn muốn giải thích những tác hại của rượu bia với sức khỏe con người, nên chờ khi bé lớn hơn. Điều bạn cần làm bây giờ là động viên bé không nên ghét bố và khằng định để bé hiểu, không phải ai uống rượu cũng là người xấu.
Bạn có thể nói với bé rằng: “Vì bố có việc nên mới phải uống, bố hơi say nên mới thế thôi, con đừng sợ. Để bố ngủ một tý là bố khỏe ngay thôi mà”.
4. Có phải trái đất sắp bị tiêu diệt không hả mẹ
Bé có thể vừa xem một cảnh chiến tranh trên truyền hình nên tò mò muốn được bạn giải đáp.
Bạn không nên ứng xử với bé bằng cách: “Con chỉ linh tinh” hoặc “Tiêu diệt làm sao được, con vớ vẩn quá!”. Bé sẽ tiếp tục thắc mắc vì rõ ràng bé đã xem thấy những cảnh không hay. Nếu bạn quanh co, không muốn đi thẳng vào vấn đề, bé sẽ tự mình đi tìm câu trả lời, lúc ấy, kết quả còn nguy hiểm hơn.
Trước tiên, bạn nên trấn an tâm lý bé: “Không sao đâu con ạ. Con đừng lo lắng” hoặc “Mẹ hiểu là con rất buồn nhưng đó chỉ là hành động không tốt của một nhóm người nhỏ thôi, trái đất vẫn an toàn mà”.
5. Sao mẹ lại có em bé được
Tùy từng lứa tuổi của bé, bạn có thể tìm ra câu trả lời về giới tính phù hợp. Nhiều cha mẹ có thói quen giải đáp câu hỏi này bằng cách: “Sau này lớn con sẽ biết”. Kết quả, bé càng thêm tò mò và lo lắng hơn.
Đáp án cho câu hỏi này của bé có thể là: “Vì bố mẹ thương yêu nhau nên mới có con, rồi giờ đây lại có thêm em bé nữa”.
Lưu ý
- Bạn nên bày tỏ thái độ vui vẻ, thân thiện khi giao tiếp với bé. Như vậy, bé sẽ thấy hào hứng khi bày tỏ thắc mắc với bạn.
- Không nên đánh giá bé lập dị khi bé đưa ra những câu hỏi khác thường hay tò mò thái quá. Nên nhớ rằng, ở vào độ tuổi này, đa số các bé đều muốn đưa ra những câu hỏi khó như vậy.
- Không e ngại nếu bạn chưa tìm được ra câu trả lời: Với nhiều tình huống khó, bạn có thể hẹn bé: “Mẹ sẽ suy nghĩ và trả lời con sau nhé”. Khi đã tìm ra đáp án hợp lý rồi, bạn nên nhanh chóng trao đổi lại với bé.
- Hỏi lại bé: Để biết chắc bé muốn tìm hiểu điều gì, bạn có thể hỏi lại bé. Cách này giúp chia nhỏ các đáp án và bạn sẽ dễ lựa chọn được những câu trả lời đơn giản, phù hợp với tư duy bé hơn.
- Tôn trọng bé: Dù là những câu hỏi bạn cho là ngớ ngẩn, ngốc nghếch cũng nên trả lời bé một cách khoa học và nghiêm túc. Nếu bạn cười nhạo bé, bé sẽ tự ti và không muốn hỏi bạn điều gì nữa.
Phương Thảo (Theo BHG)
- Giúp bé cảm nhận niềm vui (11:15:00 15/10/2008)
- Những bài học cho bé khi vui chơi (11:22:00 14/10/2008)
- Gợi ý về phần thưởng dành cho bé (11:31:00 13/10/2008)
- Rèn tính tự lập cho bé (11:25:00 11/10/2008)
- Khắc phục lỗi giao tiếp cho bé (11:32:00 10/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |