- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Tết cần hạn chế cho bé ăn đồ ngọt
'Ngày càng có nhiều bé bị bệnh đái tháo đường (do béo phì) phải vào viện điều trị. Trong những ngày Tết sắp tới, phụ huynh cần để ý, kiểm soát không nên cho bé ăn thoải mái quá nhiều bánh kẹo' - BS Tạ Văn Bình (Giám đốc BV Nội tiết T.Ư) cảnh báo.
Ngày càng nhiều bé béo phì
Tại bệnh viện Nội tiết T.Ư, trường hợp đầu tiên ghi nhận bé bị đái tháo đường tip 2 do béo phì được phát hiện năm 2007. Khi đó, bệnh nhi này mới 11 tuổi nhưng nặng tới 88kg. Theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhi này vừa phải dùng thuốc, vừa phải điều chỉnh chế độ ăn khá ngặt nghèo để giảm bớt cân nặng.
Từ sau trường hợp này, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp học sinh tiểu học bị bệnh tiểu đường tip 2 có nguyên nhân do quá béo. Trong khi đó, chữa trị căn bệnh này cho bé không đơn giản vì bé vẫn cần ăn đủ lượng để phát triển, hơn nữa, bé chưa có ý thức với bệnh tật của mình nên vẫn vô tư ăn uống nhiều bánh kẹo.
Theo GS. Nguyễn Thu Nhạn (chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam) đối với bé bị tiểu đường tip 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn vô cùng vất vả bởi bé phải kiêng khem nhưng lại không thể khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể. Cấm bé ăn những đồ bé vốn thích như bánh kẹo, snack, phomai… là rất khó.
BS. Bình cho hay, béo phì được xem là hậu quả của sự mất thăng bằng năng lượng, cung vượt cầu và hậu quả là rối loạn chuyển hoá lipid máu. Nguyên nhân là từ thói quen ăn nhiều đường, bánh kẹo, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem tivi, chơi điện tử quá nhiều… Đây cũng là yếu tố góp phần tăng đề kháng insulin, làm đái tháo đường tip 2 phát triển ở lứa tuổi bé và vị thành niên Việt Nam. Kết quả là tình trạng béo phì ở lứa tuổi học sinh đang ở mức báo động.
Ước tính đến năm 2025, VN có khoảng 7 triệu người mắc căn bệnh này. Trong đó, đái tháo đường tip 2 chiếm trên 90%.
Theo khảo sát mới nhất của TS Nguyễn Quang Dũng được tiến hành trên 757 học sinh từ 9-11 tuổi tại 4 trường của Hà Nội và TP HCM cho thấy: Tỷ lệ béo phì học sinh tuỳ theo từng trường là 1,1%, 7,1%, 10,8%, có trường cá biệt lên tới 41,1%. Tuy con số này chưa phải là đại diện cho số đông nhưng cũng cho thấy, vấn đề béo phì cần phải được báo động, đặc biệt đáng quan tâm ở nhóm tuổi học sinh.
Còn theo một kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng về tình trạng dinh dưỡng trên 17.213 đối tượng tuổi từ 25-64 tại 63 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy: tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7%, tỷ lệ béo phì độ I và độ II là 6,2% và 0,4%.
Cần chú ý chế độ ăn của bé
Theo BS. Bình, với bệnh nhân tiểu đường, nếu được phát hiện sớm, 20-40% bệnh nhân có thể điều trị tốt bằng chế độ ăn uống và tập thể dục.
Tuy nhiên, ở bé, việc điều chỉnh chế độ ăn cho bé không hề đơn giản. Bởi vừa phải đảm bảo ăn uống khoa học để giảm cân, kết hợp dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng lại không được quá khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động và phát triển cơ thể. Hơn nữa, bé thường thích những đồ ăn vốn là cấm kỵ đối với người bệnh đái tháo đường, đó là bánh kẹo, đường ngọt.
“Nhất là trong những ngày Tết, bố mẹ hãy chú ý đến bé. Đừng để bé lúc thì nhón cái kẹo, khi thì nhón cái bánh. Ăn quá nhiều bánh kẹo không chỉ gây tác hại với bé bị tiểu đường mà còn với cả những bé bình thường. Bé có thể bị đầy bụng, thậm chí có bé bị đau quằn quại do giun. Ăn nhiều kẹo có thể làm tăng đường huyết bất thường, dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước. Mặt khác, khi đã ăn kẹo nhiều thì bé thường lại không ăn cơm, do vậy, lượng đường thì tăng nhưng bé lại bị thiếu hụt các chất khác” - BS. Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, nên cho bé bị đái đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Bánh chưng bé vẫn có thể ăn, nhưng đồ ngọt, bánh kẹo, đồ nhiều mỡ nên hạn chế. Đồng thời, nên thường xuyên xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của bé để có giải pháp thích hợp.
Để khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì ở bé, tốt nhất, cần có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho bé. Ngày Tết, hãy cho bé đi chơi công viên, cho bé đi thăm họ hàng, làng xóm để bé vẫn có thể chạy nhảy, nô đùa… sẽ giúp tiêu hao năng lượng bé "nạp" quá nhiều trong ngày Tết. Tuy VN không nằm trong 10 nước có tỷ lệ người mắc đái tháo đường cao nhất, song lại là quốc gia có tốc độ phát triển căn bệnh này nhanh.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Nội tiết T.Ư năm 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở VN đang tăng mạnh, từ 2,7% dân số (năm 2001), đến nay đã tăng tới 5% dân số, với khoảng 4,5 triệu người mắc căn bệnh này.
- Đóng gói sữa nhiễm melamine để bán (13:59:00 14/01/2009)
- Lưu ý thức ăn ngày Tết (14:11:00 12/01/2009)
- 9 loại sữa phải tiêu hủy vì vượt ngưỡng melamin (17:20:00 08/01/2009)
- Thời điểm cho bé bốc thức ăn (09:07:00 05/01/2009)
- Bố đi học nấu ăn cho con (00:16:00 05/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |