Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chuyển động của bé theo tuần thai

10:07:10 04/08/2011

Bạn bắt đầu nhận biết được thai máy trong khoảng 18-20 tuần của thai kỳ hoặc muộn hơn. Đây là điểm nhấn thú vị trong hành trình 9 tháng 10 ngày của bạn.

>> Nhận biết thai máy
>> Thai máy và những sự khác biệt

Nếu là lần đầu mang thai, bạn sẽ có chút bối rối để nhận ra những rung động nhẹ nhàng trong bụng lại chính là chuyển động của em bé.

Những điều em bé làm trong bụng mẹ

Hầu hết các cử động của bé bắt đầu trước khi bé có nhận thức về chuyển động. Siêu âm có thể chỉ cho mẹ thấy những gì em bé đang làm trong bụng mẹ.

- Ở tuần thứ 7-8, em bé bắt đầu có những cử động chung chung, chẳng hạn uốn cong sang một bên.

- Khoảng tuần thứ 9, di chuyển một cánh tay hoặc chân, mút và nuốt.

- Tại tuần thứ 10, bé có thể xoay đầu, chạm tay vào mặt, mở và kéo giãn hàm ếch.

- Vào tuần 11, bé có thể ngáp.

- Tuần 14, bé bắt đầu di chuyển mắt.

Dần dần, những chuyển động ở bé trở nên mạnh hơn, đủ để mẹ cảm nhận được. Em bé của bạn không cử động liên tục. Cũng giống như bạn, sẽ có lúc bé cần nghỉ ngơi và ngủ. Đến cuối thai kỳ, bé có thể nghỉ ngơi 45 phút tại một thời điểm. Những lúc như thế, bạn có thể không cảm thấy những cử động của bé.

Chuyển động của bé theo tuần thai

Bạn không thể cảm nhận được tất cả các chuyển động của bé (một số chuyển động không kéo dài đủ để bạn cảm nhận được). Dưới đây là những gì bạn có thể mong đợi theo từng tuổi thai:

Từ 20 đến 24 tuần: Bạn sẽ nhận thấy em bé của bạn ngày càng trở nên sống động với rất nhiều cú đá và nhào lộn.

Từ 24 đến 28 tuần: Bạn có thể bắt đầu nhận thấy khi bé của bạn bị nấc. Nấc ở bé khiến bạn có cảm giác giống như một cử động co giật. 

Túi ối chứa lên đến 750ml chất lỏng. Điều này cho phép bé có nhiều không gian để di chuyển xung quanh một cách tự do. Vì thế, bạn có thể nhận thấy bé nảy lên khi có một tiếng động đột ngột. 

Ở 29 tuần: Em bé bắt đầu có cử động nhỏ nhưng rõ ràng hơn, bởi dường như bé yêu đã trở nên chật chội bên trong tử cung (dạ con) của mẹ.

Ở 32 tuần: Đây là giai đoạn đỉnh điểm của các chuyển động. Sau tuần này, số lượng thai đạp giảm rõ rệt. Điều này là khá bình thường khi em bé của bạn ngày càng có ít không gian để di chuyển.

Khoảng 36 tuần:
Em bé của bạn có thể đã ở vị trí lọt đầu xuống khung xương chậu của mẹ. Các cơ vững chắc ở tử cung và bụng mẹ giúp “cố định” bé ở vị trí này. Các cử động chính của bé bây giờ bạn có thể cảm nhận được là chọc tay, chọc chân, gây đau đớn cho xương sườn của bạn.

Nếu bạn từng sinh con, cơ bụng sẽ yếu hơn. Em bé của bạn có thể tiếp tục thay đổi vị trí của mình cho đến ngày sinh nở.

Từ 36 đến 40 tuần: Bào thai ngày càng lớn hơn và các cử động cuộn xảy ra ít thường xuyên hơn. Bây giờ, bé có thể biết mút ngón tay của mình.

Trong hai tuần cuối của thai kỳ, các cử động ở bé dường như chậm lại. Thay vào đó, bạn có thể cảm thấy những cú đá vào một bên xương sườn. Cử động chậm ở bé là bình thường nhưng nếu bạn lo lắng, nên hỏi bác sĩ của bạn.

Bạn có thể cảm giác đầu bé như một quả dưa ở khung xương chậu. Nếu em bé không lọt đầu xuống tức là bé đang ở những tư thế khác. Sẽ có lúc bé ngủ và thời gian khác là bé hoạt động. Bé có thể hiếu động vào buổi tối hoặc khi bạn đang nằm trên giường ngủ.

Tần suất đá ở bé mỗi ngày

Không có con số cụ thể nào về chuyển động của con mà mẹ nên biết mỗi ngày.
 
Điều nên làm khi bạn không cảm nhận được thai đạp trong ngày

Nếu bạn đang tập trung vào cái gì khác, bạn có thể không nhận thấy cử động của bé. Vài gợi ý để khuyến khích con bạn di chuyển:

- Hãy thư giãn. Bé có thể ngủ khi mẹ di chuyển và thức dậy khi mẹ dừng lại.

- Nằm nghiêng về một bên và giữ nguyên vị trí này. Điều này giúp bạn tập trung vào chuyển động của bé.

- Uống một thứ gì lạnh. Em bé của bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ và cố gắng di chuyển.

- Thực hiện tiếng ồn: nghe nhạc hay đóng cửa để xem bé có phản ứng không.

Nếu em bé bắt đầu di chuyển xung quanh thì có lẽ là tốt. Nếu không, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ thay vì chờ đến ngày mai. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu thấy bé: Giảm chuyển động. Nguyên nhân có thể do bé không nhận đủ oxy hay chất dinh dưỡng.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo