- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Trường hợp bà bầu tránh "yêu"
Phần lớn thai phụ được phép ‘yêu’ trong thai kỳ. Hoạt động này không gây hại cho bé vì bé được bảo vệ bởi chiếc đệm, là túi nước ối trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu nhau bám thấp, có dấu hiệu vỡ ối, tiền sử sinh non... thì cần tránh quan hệ.
Chất nhầy trong âm đạo có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh khi “yêu”. Nhưng nếu người bố mắc bệnh lây truyền qua tình dục thì không thể an toàn. Khi đó, vợ chồng cần sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ.
Trường hợp cần nói ‘không’
Bác sĩ là người trực tiếp đưa lời khuyên nên “yêu” hay cần ngừng cho thai phụ. Thông thường, khi thai phụ phải đối mặt với một trong những dấu hiệu dưới đây thì được chống chỉ định với “chuyện đó”:
- Nhau thai bám thấp.
- Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.
- Có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
- Đau bụng.
- Cổ tử cung mở hoặc bất thường.
- Có dấu hiệu vỡ ối.
- Nghi ngờ mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục (do bản thân người mẹ hoặc bị lây từ người chồng). Nếu người chồng có tiền sử mắc bệnh lây truyền tình dục (còn người vợ thì không), cần tránh quan hệ hoàn toàn trong quý III (dù người chồng đã khỏi bệnh). Cũng tránh tuyệt đối quan hệ miệng nếu chồng có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Những trường hợp đặc biệt cần chống chỉ định quan hệ từ bác sĩ; chẳng hạn, người mẹ có tiền sử sinh non do quan hệ vợ chồng có thể được khuyên ngừng chuyện này từ quý II và quý III.
Lưu ý: Đừng ngần ngại khi hỏi bác sĩ về chuyện “yêu” trong thai kỳ. Nếu bạn thuộc nhóm cần ngừng “yêu” thì bạn hãy biết rõ lý do. Ngoài ra, cũng cần lưu ý những cách thỏa mãn khác (không có chồng tham gia) như thủ dâm hoặc dùng “đồ chơi”. Khi phải tạm dừng “yêu”, vợ chồng hãy tìm đến những cách bày tỏ tình yêu khác như ôm hôn, massage, tâm tình…
Một số thắc mắc ‘yêu’ khi mang bầu
1. ‘Có an toàn không nếu vợ chồng tôi quan hệ đường hậu môn khi đang mang bầu?’
Có chút rắc rối bạn cần thận trọng. Khi mang bầu, các mạch máu thường nở rộng hơn; do đó, sự kích thích ở hậu môn có thể làm vùng này bị kích ứng, chảy máu hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cách này cũng không phòng tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. ‘Có an toàn khi quan hệ vào quý III của thai kỳ?’
Hoàn toàn yên tâm, trừ khi, thai phụ bị nhau bám thấp hoặc có tiền sử sinh non. Nếu nhau thai bám thấp (bao trùm toàn bộ cổ tử cung) thì chuyện đó sẽ gây chảy máu, ảnh hưởng đến bào thai. Nếu bị vỡ ối sớm, bào thai cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
3. ‘Tôi có thể quan hệ miệng khi mang thai không?’
Hôn bên ngoài thì không vấn đề gì. Nhưng sẽ mất an toàn nếu chồng bạn thổi vào vùng kín của vợ. Luồng không khí từ bên ngoài đi vào âm đạo và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài), gây hiện tượng tắc mạch, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
4. ‘Thai phụ có thể nuốt tinh trùng không?’
Không có nguy hiểm nào cho bé nếu mẹ nuốt tinh trùng. Tuy nhiên, nếu người chồng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì không nên làm chuyện đó. Nếu người chồng dương tính với HIV thì virus gây bệnh có lẫn trong tinh trùng sẽ ảnh hưởng vào máu của bé khi mẹ nuốt nó.
5. ‘Có an toàn không khi vợ chồng tôi dùng dầu trơn gốc nước (water-based)?’
Không vấn đề gì. Do cổ tử cung luôn có chất dịch tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong; vì thế, dầu gốc nước cũng không thể ảnh hưởng đến bào thai.
Tuy nhiên, có những tình huống thai phụ được bác sĩ khuyên nên hạn chế hoạt động TD như: tiền sử sảy thai, hở eo tử cung hoặc ra máu âm đạo bất thường trước sinh. QHTD mà không gây tổn hại đến thai: Bạn vẫn có thể QHTD bình thường, trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế. Giao hợp và cực khoái trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến bào thai, trừ khi bạn có bệnh lý gì khác. Bào thai được bảo vệ tốt trong tử cung bởi nước ối bao quanh nó. Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn không nên QHTD trong thời gian đầu thai kỳ, nếu bạn có tiền sử sẩy thai. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên hạn chế giao hợp nếu bạn bị những biến chứng trong thai kỳ như: xuất huyết âm đạo bất thường, dọa sinh non. Để cảm thấy thoải mái khi QHTD: Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn tan trong nước, nếu cần. Khi thai lớn dần, bạn cần thay đổi tư thế giao hợp để có được sự thoải mái. Cần trao đổi với chồng về những gì bạn cảm thấy và quan tâm về TD. Đối thoại sẽ giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy đau khi QHTD. Khi cực khoái, tử cung sẽ co thắt, nếu bạn thấy đau hoặc có gì bất thường với những cơn co thắt, hãy liên hệ với bác sĩ. Ngưng giao hợp và gọi cho bác sĩ nếu bạn bị xuất huyết âm đạo nặng hoặc bị chảy nước ối. Khi không có ham muốn TD: Nếu bác sĩ khuyên bạn hạn chế QHTD (hoặc bạn cảm thấy không muốn QHTD), bạn cần dành nhiều thời gian để vợ chồng được ở bên nhau. Tình yêu có thể biểu hiện bằng nhiều cách. Hãy tận hưởng thời gian ở bên nhau, như đi dạo cùng nhau, hoặc đơn giản chỉ là nằm nói chuyện và xoa lưng cho nhau. QHTD sau sinh: Một số phụ nữ QHTD trở lại sau 6-8 tuần. Nhưng một số lại cảm thấy không hứng thú với vấn đề TD (có thể do mệt mỏi, còn đau vì vết may tầng sinh môn, sợ nhiễm trùng, tổn thương âm đạo hoặc do bị trầm cảm trong thời kỳ hậu sản). Ngoài ra, tình trạng khô âm đạo do giảm thiểu nồng độ estrogen trong thời kỳ sau sinh cũng có thể gây đau khi giao hợp và làm giảm ham muốn TD ở người phụ nữ. Nói chung bạn có thể QHTD lại khi đã hồi phục, thấy thoải mái và không còn ra huyết âm đạo. BS. Phạm Nam Việt (Phunuonline)
'Chuyện ấy' khi mang bầu
Nhiều người cho rằng, "quan hệ" sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ, gây sẩy thai, sinh non, vỡ ối... Thực tế, hầu hết các nghiên cứu đều chưa thấy có sự liên quan giữa hoạt động tình dục (TD - hoặc cực khoái) với nguy cơ sinh non hay vỡ ối non. Sảy thai trong ba tháng đầu chủ yếu là do bất thường về nhiễm sắc thể, hiếm khi do hoạt động thể lực hay sang chấn.
Thay đổi ham muốn quan hệ: Các nghiên cứu về hành vi TD trong thai kỳ cho những kết quả trái ngược nhau. Một số bằng chứng cho thấy, khi có thai, người phụ nữ thường ít cảm thấy hứng thú trong vấn đề TD, số lần giao hợp giảm và ít được thỏa mãn về TD hơn so với khi không mang thai.
Nguyên nhân chủ yếu do những biến đổi trong cơ thể, khiến thai phụ mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực, có cảm giác nặng bụng dưới và vùng âm hộ; do tâm lý lo sợ hoạt động TD sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại thấy, có những hormone tăng trong thai kỳ, kích thích ham muốn TD.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Hình ảnh thai phát triển quý II-III (09:30:00 17/01/2010)
- Đau và co thắt đầu thai kỳ (07:46:00 15/01/2010)
- Trường hợp cần sinh mổ (09:34:00 14/01/2010)
- Rắc rối khi chuyển dạ (09:00:00 14/01/2010)
- Trường hợp đặc biệt về yếu tố Rh (08:24:00 13/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |