- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
Nhiều thai phụ bị nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng bàng quang - UTI) từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 24 của thai kỳ.
Dấu hiệu
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu rắt về ban đêm.
- Nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ; nước tiểu đục, có mùi chua.
- Bị chuột rút hoặc đau ở bụng dưới; đau căng ở bàng quang.
- Đau khi quan hệ vợ chồng.
- Thay đổi lượng nước tiểu (nhiều hoặc ít hơn).
- Rùng mình, sốt, đổ mồ hôi và đi tiểu không kiểm soát (bị són tiểu).
- Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thận, thai phụ sẽ xuất hiện triệu chứng: đau lưng, ớn lạnh, sốt và nôn.
Nguyên nhân
Tử cung nằm ở phía trên của bàng quang. Khi tử cung lớn lên, nó sẽ tăng sức ép lên bàng quang và làm bít ống dẫn nước tiểu từ bàng quang, gây nhiễm trùng.
Cách nhận biết
Xét nghiệm nước tiểu và các thăm khám khác giúp chẩn đoán thai phụ có mắc UTI hay không.
Ảnh hưởng đến bé
Nếu UTI không được điều trị, nó sẽ gây nhiễm trùng thận – yếu tố tăng nguy cơ sinh non và sinh bé nhẹ cân. Nếu UTI được điều trị sớm và đúng cách, nó không gây hại gì cho mẹ và bé.
Điều trị
UTI có thể được điều trị an toàn bằng kháng sinh trong thời gian mang thai. Bác sĩ thường chỉ định việc dùng kháng sinh kéo dài 3-7 ngày mà không ảnh hưởng cho mẹ và bé.
Nên đi khám nếu thai phụ tiếp tục bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, nôn hoặc sau khi dùng kháng sinh 3 ngày, thai phụ vẫn bị nóng rát khi đi tiểu.
Ngăn ngừa
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ vợ chồng; nên tránh "chuyện ấy" khi thai phụ đang trong quá trình điều trị UTI.
- Duy trì thói quen đi tiểu đúng cách: khi nào cảm nhận bàng quang đã trống rỗng, thai phụ mới nên kết thúc việc đi tiểu.
- Cần dung nạp đủ 250-500mg vitamin C, 25.000-50.000 IU beta caroten và 30-50mg kẽm mỗi ngày để giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Sau mỗi lần đi tiểu, nên lau khô (không chà xát) để giữ cho vùng kín sạch sẽ. Nên vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di chuyển ngược lên vùng kín.
- Thay quần lót thường xuyên và không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá 30 phút hoặc quá 2 lần mỗi ngày.
Ngọc Huê (Theo Americanbaby)
- Tìm hiểu về Triple test (09:20:00 15/07/2009)
- 5 câu hỏi khi cho thai nhi nghe nhạc (11:51:00 14/07/2009)
- Thận thai nhi bị ứ nước (10:02:00 13/07/2009)
- Chọc dò ối (10:57:00 10/07/2009)
- Không thấy tim thai khi siêu âm sớm (19:47:00 09/07/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |