Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đối phó với chứng nghén đồ ngọt
14:40:10 16/03/2009
Nhiều thai phụ mắc chứng thèm đồ ngọt như kem, bánh kẹo ngọt (hoặc cả thức ăn nhanh chứa muối). Chế độ dinh dưỡng như vậy sẽ tăng nguy cơ béo phì từ người mẹ, lại không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Vài mẹo sau sẽ giúp bạn đối phó với chứng thèm ăn đồ ngọt.
- Sử dụng sữa đậu nành hàng ngày: Không chỉ cung cấp canxi (giúp phát triển hệ xương, răng, móng ở bé), sữa đậu nành còn giúp bạn giảm chứng thèm ăn đồ ngọt hiệu quả.
- Bữa sáng giàu dưỡng chất: Nó giúp bạn tránh được cơn thèm ăn vào giữa buổi sáng. Bên cạnh tinh bột và protein, bạn nên ăn sáng kèm theo sữa chua, hoa quả tươi hoặc nước cam.
- Tìm kiếm thức ăn thay thế: Nếu bạn thèm ăn kem, bạn nên thay thế bằng món sữa chua. Nếu bạn muốn ăn kẹo ngọt, bạn nên sử dụng loại bánh ít đường hơn.
- Đề ra định mức: Thay vì tự ý sử dụng cả gói kẹo, bạn chỉ nên đề 1-2 chiếc cho bữa ăn phụ buổi chiều. Ước lượng định mức sẽ khiến bạn không ăn quá nhu cầu đã đề ra.
- Luyện tập mỗi ngày: Vận động sẽ giúp bạn tránh được những cơn thèm ăn bất chợt; đồng thời, nó cũng duy trì sức khỏe, cân nặng, khiến bạn ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý: Nhiều nghiên cứu chứng minh, chứng thèm ăn kem có liên quan đến nguy cơ thiếu sắt; nếu thèm chocolate, có thể bạn đang thiếu vitamin B.
Một số thắc mắc xung quanh chuyện nghén
- Tôi không thèm ăn thứ gì cả. Liệu có vấn đề gì nghiêm trọng không?
- Theo một số nghiên cứu, khoảng 76%-90% phụ nữ thèm ít nhất một loại thức ăn trong giai đoạn mang thai. Chứng thèm ăn thường xảy ra ở đầu quý I (khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ nhất). Sau khoảng tháng thứ 4, nhu cầu ăn uống của bạn sẽ trở lại mức bình thường.
Nếu bạn không mắc chứng thèm ăn thì bạn có thể nằm trong số 10% thai phụ còn lại. Điều này hoàn toàn bình thường.
- Chứng thèm ăn có làm đảo lộn cân bằng dinh dưỡng?
- Thèm ăn (hoặc chán ăn) vô độ sẽ khiến bé khó hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Tất nhiên, bạn không cần phải cố ăn những thứ bạn không thích nhưng bạn nên cân bằng thực phẩm hàng ngày. Nếu bạn bỗng nhiên thèm những món không có lợi cho sức khỏe, bạn nên tìm kiếm biện pháp thay thế; chẳng hạn, thay vì muốn uống cafe, bạn có thể nhấm nháp một thanh chocolate nhỏ.
- Tôi lại thèm ăn những thứ kỳ quái?
- Một số thai phụ mắc chứng nghén lạ như thèm ăn vải, đất sét, tro củi, kem đánh răng, giấy, cát… Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ. Một số nghiên cứu chứng minh, chứng nghén lạ có liên quan đến việc thiếu sắt trong cơ thể.
Một số thai phụ còn mắc chứng nghén mùi lạ. Họ thích ngửi mùi xăng, mùi sơn, các sản phẩm vệ sinh nhà cửa khác…
- Tôi không thể chịu được mùi sữa. Có cách nào khắc phục không?
- Bạn không nên quá lo lắng. Đúng là bé cần canxi (mà sữa lại là nguồn canxi tiện dụng nhất) nhưng bạn có thể sử dụng các sản phẩm thay thế như sữa chua, phômai, bơ… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm những loại thực phẩm giàu canxi. Tiếp đến, bạn có thể dùng những sản phẩm khô từ sữa như bánh sữa, bánh nướng (chứa sữa)…
Cuối cùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung canxi.
Vài mẹo sau sẽ giúp bạn đối phó với chứng thèm ăn đồ ngọt.
- Sử dụng sữa đậu nành hàng ngày: Không chỉ cung cấp canxi (giúp phát triển hệ xương, răng, móng ở bé), sữa đậu nành còn giúp bạn giảm chứng thèm ăn đồ ngọt hiệu quả.
- Bữa sáng giàu dưỡng chất: Nó giúp bạn tránh được cơn thèm ăn vào giữa buổi sáng. Bên cạnh tinh bột và protein, bạn nên ăn sáng kèm theo sữa chua, hoa quả tươi hoặc nước cam.
- Để ý đến cảm xúc: Nhiều thai phụ thường xuyên ủ rũ sẽ tìm cách bình ổn tâm lý thông qua đồ ăn. Tốt nhất, bạn nên tìm người nói chuyện khi buồn thay vì cô đơn bên cạnh thức ăn.
- Tìm kiếm thức ăn thay thế: Nếu bạn thèm ăn kem, bạn nên thay thế bằng món sữa chua. Nếu bạn muốn ăn kẹo ngọt, bạn nên sử dụng loại bánh ít đường hơn.
- Đề ra định mức: Thay vì tự ý sử dụng cả gói kẹo, bạn chỉ nên đề 1-2 chiếc cho bữa ăn phụ buổi chiều. Ước lượng định mức sẽ khiến bạn không ăn quá nhu cầu đã đề ra.
- Luyện tập mỗi ngày: Vận động sẽ giúp bạn tránh được những cơn thèm ăn bất chợt; đồng thời, nó cũng duy trì sức khỏe, cân nặng, khiến bạn ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý: Nhiều nghiên cứu chứng minh, chứng thèm ăn kem có liên quan đến nguy cơ thiếu sắt; nếu thèm chocolate, có thể bạn đang thiếu vitamin B.
Một số thắc mắc xung quanh chuyện nghén
- Tôi không thèm ăn thứ gì cả. Liệu có vấn đề gì nghiêm trọng không?
- Theo một số nghiên cứu, khoảng 76%-90% phụ nữ thèm ít nhất một loại thức ăn trong giai đoạn mang thai. Chứng thèm ăn thường xảy ra ở đầu quý I (khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ nhất). Sau khoảng tháng thứ 4, nhu cầu ăn uống của bạn sẽ trở lại mức bình thường.
Nếu bạn không mắc chứng thèm ăn thì bạn có thể nằm trong số 10% thai phụ còn lại. Điều này hoàn toàn bình thường.
- Chứng thèm ăn có làm đảo lộn cân bằng dinh dưỡng?
- Thèm ăn (hoặc chán ăn) vô độ sẽ khiến bé khó hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Tất nhiên, bạn không cần phải cố ăn những thứ bạn không thích nhưng bạn nên cân bằng thực phẩm hàng ngày. Nếu bạn bỗng nhiên thèm những món không có lợi cho sức khỏe, bạn nên tìm kiếm biện pháp thay thế; chẳng hạn, thay vì muốn uống cafe, bạn có thể nhấm nháp một thanh chocolate nhỏ.
- Tôi lại thèm ăn những thứ kỳ quái?
- Một số thai phụ mắc chứng nghén lạ như thèm ăn vải, đất sét, tro củi, kem đánh răng, giấy, cát… Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ. Một số nghiên cứu chứng minh, chứng nghén lạ có liên quan đến việc thiếu sắt trong cơ thể.
Một số thai phụ còn mắc chứng nghén mùi lạ. Họ thích ngửi mùi xăng, mùi sơn, các sản phẩm vệ sinh nhà cửa khác…
- Tôi không thể chịu được mùi sữa. Có cách nào khắc phục không?
- Bạn không nên quá lo lắng. Đúng là bé cần canxi (mà sữa lại là nguồn canxi tiện dụng nhất) nhưng bạn có thể sử dụng các sản phẩm thay thế như sữa chua, phômai, bơ… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm những loại thực phẩm giàu canxi. Tiếp đến, bạn có thể dùng những sản phẩm khô từ sữa như bánh sữa, bánh nướng (chứa sữa)…
Cuối cùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung canxi.
Ngọc Huê (Theo Indianparenting / Ehow / Wikiparenting)
Tin liên quan
- Soi trứng: chuyện từ phòng khám đến cái giường (09:21:00 16/03/2009)
- Làm bố muộn dễ gây giảm thông minh ở bé (22:11:00 15/03/2009)
- 40 điều về 'chuyện yêu' cho bà bầu(P.2) (15:00:00 13/03/2009)
- 40 điều về 'chuyện yêu' cho bà bầu(P.1) (15:21:00 12/03/2009)
- Lo lắng vì chụp X-quang khi mang thai (15:12:00 11/03/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đối phó với chứng nghén đồ ngọt
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo