- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Dị ứng tinh dịch
Dị ứng tinh dịch là một dạng dị ứng không quá hiếm gặp nhưng lại thường ít được nghĩ tới và dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm.
Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
Ở Mỹ ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp bị dị ứng với tinh dịch, cả nam và nữ giới. Một số nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình khi tinh dịch xâm nhập vào máu vì một lý do nào đó (như chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng). Những người bị tình trạng dị ứng này có phản ứng với tinh dịch nói chung chứ không của riêng một cá thể nào.
|
Các triệu chứng của dị ứng tinh dịch thường không xảy ra ở lần tiếp xúc đầu tiên, biểu hiện khá đa dạng từ mức độ nhẹ đến rất nặng, thường gặp nhất là ngứa, rát và sưng tấy đỏ bộ phận sinh dục hoặc những vùng tiếp xúc với tinh dịch. Một số trường hợp có biểu hiện nặng hơn như nổi ban đỏ, mày đay toàn thân, khó thở, sưng nề mắt môi, hầu họng hoặc thậm chí shock phản vệ với các dấu hiệu như trụy tim mạch, thở rít, rối loạn ý thức…
Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện trong vòng 20-30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Các dấu hiệu này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc những bệnh khác. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng với tinh dịch cần đến các cơ sở chuyên khoa dị ứng để tiến hành các chẩn đoán trên da hoặc ngoài cơ thể.
Dị ứng tinh dịch có thể dẫn đến vô sinh tạm thời do các tế bào bạch cầu tấn công và ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với trứng của người phụ nữ. Mặc dù khó khăn nhưng những người bị dị ứng tinh dịch vẫn có thể có con bình thường nếu được điều trị giảm mẫn cảm thành công. Đây là liệu pháp điều trị được thực hiện bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một số lượng tinh dịch tăng dần để cơ thể có thể quen dần và dung nạp được với tinh dịch. Những người giảm mẫn cảm không thành công vẫn có thể có con bằng phương pháp thụ tinh ngoài cơ thể.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể dự phòng được hoàn toàn dị ứng tinh dịch, tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng như: sử dụng bao cao su để ngăn tinh dịch tiếp xúc với cơ thể hoặc sử dụng các thuốc chống dị ứng như diphenhydramine, loratadine, fexofenadine…. trước khi quan hệ. Các thuốc này cũng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng cấp tính của dị ứng tinh dịch như nổi ban đỏ, mày đay, ngứa, phù nề tại nơi tiếp xúc. Những trường hợp bị shock phản vệ cần được điều trị ngay bằng adrenalin.
Theo VnExpress
- Ý tưởng hẹn hò Valentine lãng mạn cho vợ chồng (20:14:00 12/02/2014)
- 5 điều đơn giản chồng cần ở vợ (13:40:00 09/02/2014)
- 10 điều phụ nữ cần tránh sau khi tranh cãi với chồng (14:59:00 08/02/2014)
- 5 quan niệm sai lầm có thể phá hủy hôn nhân (14:53:00 07/02/2014)
- 10 lỗi 'yêu' của phái đẹp khiến chàng thèm 'ăn phở' (15:24:00 06/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |