Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
10 thay đổi nhỏ tránh cãi cọ tiền bạc
18:07:00 25/01/2012
Tranh cãi về tài chính là chuyện nhiều cặp vợ chồng hay vấp phải, không lúc này thì lúc khác. Nếu năm vừa qua, vợ chồng bạn liên tục cãi cọ về tiền thì sang năm mới này là lúc cần thay đổi điều đó.
10 thay đổi nhỏ dưới đây giúp các cặp vợ chồng tăng cường tài chính của mình vào năm 2012 và tránh mọi điều bực bội liên quan tới tiền:
Để bắt đầu, cần trao đổi với chồng bạn về những mâu thuẫn tài chính bắt nguồn trong quá khứ. Cần xem xét những gì khiến cả hai bạn không hài lòng rồi từ đó, tìm cách để phòng tránh trong năm nay.
1. Đoàn kết: Những thay đổi về tài chính cần được cả hai vợ chồng thảo luận rõ ràng. Tránh bảo thủ trong chi tiêu của mỗi bên khiến bên kia khó chịu.
2. Theo dõi chi tiêu: Ghi chép những khoản đã chi, cho dù đó là một tờ báo, một lần mua sắm “thả cửa” hay chỉ là một gói mỳ tôm. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đang lãng phí ở chỗ nào.
3. Tạo một ‘hồ sơ tiêu tiền’: Kẻ một bảng biểu hoặc tạo một bảng tiêu tiền chi tiết trên máy vi tính (dựa trên các khoản ghi chép mỗi ngày). Nên phân loại các danh mục chi tiêu như thực phẩm, quần áo, điện nước, sinh hoạt, ăn uống nhà hàng...
4. Đánh dấu vào những thứ cần thiết: Từ danh sách, lọc ra những thứ cần tiêu thực sự cần thiết.
5. Đánh dấu vào những thứ không cần thiết: Cũng từ danh sách, những thứ còn lại là không thực sự cần thiết, được gọi là “thích mua” hoặc “muốn mua” chứ không phải “cần mua”.
6. Tạo danh sách những thứ không cần mua trong tháng này: Biết được những thứ không cần mua sẽ khiến bạn tạm ngừng mua tháng này (chẳng hạn, một bộ mỹ phẩm mới hay hộp cafe nhãn hiệu khác). Chỉ mua những thứ cần sẽ giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu của bạn.
7. Thống nhất với chồng về những thay đổi, điều chỉnh thói quen chi tiêu cũ: Cùng chồng bạn bàn bạc kỹ về những thay đổi trong việc chi tiêu chung – riêng. Với những thứ mà cả hai hạn chế mua, cần ghi lại rõ ràng, đối chiếu với mức tiêu tiền tháng trước để xem dôi ra được bao nhiêu.
8. Xây quỹ tiết kiệm mới: Dựa trên mong muốn và nhu cầu của mỗi bên, hai bạn tạo ra một quỹ tiết kiệm chung, sau khi đã trừ đi những chi phí sinh hoạt cần thiết.
9. Giám sát tài chính của bạn: Bàn chuyện tiền bạc với chồng bạn mỗi tuần một lần để xem có cần thay đổi gì không.
10. Kỷ niệm: Mỗi tháng, nếu chi tiêu có kế hoạch, vợ chồng bạn có thể chào mừng thành công bằng những cách ít tốn kém.
10 thay đổi nhỏ dưới đây giúp các cặp vợ chồng tăng cường tài chính của mình vào năm 2012 và tránh mọi điều bực bội liên quan tới tiền:
Để bắt đầu, cần trao đổi với chồng bạn về những mâu thuẫn tài chính bắt nguồn trong quá khứ. Cần xem xét những gì khiến cả hai bạn không hài lòng rồi từ đó, tìm cách để phòng tránh trong năm nay.
1. Đoàn kết: Những thay đổi về tài chính cần được cả hai vợ chồng thảo luận rõ ràng. Tránh bảo thủ trong chi tiêu của mỗi bên khiến bên kia khó chịu.
2. Theo dõi chi tiêu: Ghi chép những khoản đã chi, cho dù đó là một tờ báo, một lần mua sắm “thả cửa” hay chỉ là một gói mỳ tôm. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đang lãng phí ở chỗ nào.
3. Tạo một ‘hồ sơ tiêu tiền’: Kẻ một bảng biểu hoặc tạo một bảng tiêu tiền chi tiết trên máy vi tính (dựa trên các khoản ghi chép mỗi ngày). Nên phân loại các danh mục chi tiêu như thực phẩm, quần áo, điện nước, sinh hoạt, ăn uống nhà hàng...
4. Đánh dấu vào những thứ cần thiết: Từ danh sách, lọc ra những thứ cần tiêu thực sự cần thiết.
5. Đánh dấu vào những thứ không cần thiết: Cũng từ danh sách, những thứ còn lại là không thực sự cần thiết, được gọi là “thích mua” hoặc “muốn mua” chứ không phải “cần mua”.
6. Tạo danh sách những thứ không cần mua trong tháng này: Biết được những thứ không cần mua sẽ khiến bạn tạm ngừng mua tháng này (chẳng hạn, một bộ mỹ phẩm mới hay hộp cafe nhãn hiệu khác). Chỉ mua những thứ cần sẽ giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu của bạn.
7. Thống nhất với chồng về những thay đổi, điều chỉnh thói quen chi tiêu cũ: Cùng chồng bạn bàn bạc kỹ về những thay đổi trong việc chi tiêu chung – riêng. Với những thứ mà cả hai hạn chế mua, cần ghi lại rõ ràng, đối chiếu với mức tiêu tiền tháng trước để xem dôi ra được bao nhiêu.
8. Xây quỹ tiết kiệm mới: Dựa trên mong muốn và nhu cầu của mỗi bên, hai bạn tạo ra một quỹ tiết kiệm chung, sau khi đã trừ đi những chi phí sinh hoạt cần thiết.
9. Giám sát tài chính của bạn: Bàn chuyện tiền bạc với chồng bạn mỗi tuần một lần để xem có cần thay đổi gì không.
10. Kỷ niệm: Mỗi tháng, nếu chi tiêu có kế hoạch, vợ chồng bạn có thể chào mừng thành công bằng những cách ít tốn kém.
Ngọc Diệp
Tin liên quan
- ‘Yêu’ ở lối tường hẹp (14:39:00 23/01/2012)
- 4 gợi ý chăm chồng (09:20:00 20/01/2012)
- Mẹo để vợ chồng gần gũi hơn (08:31:00 19/01/2012)
- ‘Thổi bay’ tẻ nhạt trong ‘chuyện ấy’ (08:53:00 18/01/2012)
- 3 gợi ý ‘lên đỉnh’ cho nữ giới (09:00:00 17/01/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
10 thay đổi nhỏ tránh cãi cọ tiền bạc
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo