Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mệt vì món nợ trong nhà

14:11:00 16/04/2013

Thanh trằn trọc cả đêm vì mẹ chồng ở quê điện thoại hỏi vay tiền ‘chạy việc’ cho chú em chồng.

>> Bị chị chồng 'đục khoét'

‘Mình đang chán quá đây. Chồng mình công tác xa, mình còn đang ở nhờ nhà bố mẹ đẻ. Hai vợ chồng hạ quyết tâm mua mảnh đất từ một người họ hàng. Mới đặt được ít tiền đặt cọc, đang phải chắt chiu tiết kiệm để trả nốt. Thế mà lại ‘vướng’ vụ chú em chồng” – Thanh than thở.

Vợ chồng Thanh đều thu nhập ở mức trung bình khá, chứ không nhiều nhặn gì. Bố mẹ, anh em hai bên cũng nghèo nên chẳng ai giúp được gì. Tiền mua đất đều do hai vợ chồng tiết kiệm rồi vay mượn mỗi nơi một ít, mãi còn chưa đủ. Dạo này, người bán đất cần tiền nên đang hối thúc Thanh trả nốt. Thanh định bàn với chồng nhờ người bạn vay hộ tiền ở ngân hàng, với lãi suất cao nhưng việc chưa này chưa xong thì mẹ chồng lại bảo cần “một khoản” để xin việc cho em chồng ở tỉnh.

Gọi điện thì chồng Thanh bảo: “Mình là anh chị, phải có trách nhiệm lo cho em chứ. Em cố gắng vay mượn rồi vợ chồng mình từ từ trả”. Thanh đành miễn cưỡng nghe theo.

“Bây giờ lương tháng của chồng mình chỉ để trả lãi, còn gốc thì chưa biết đến khi nào mới trả nổi. Mình chưa ‘dám’ sinh con, tối mặt mũi tìm việc làm thêm. Trong khi mẹ chồng lại thỉnh thoảng bảo: ‘Coi như anh chị đã lo xong việc cho em nó’” – Thanh kể.

Thanh bảo, khoản tiền “chạy” việc cho em giờ không biết bố mẹ chồng hay em chồng sẽ trả vì chẳng thấy ai đả động đến. Chồng Thanh lúc nào cũng an ủi vợ: “Anh em lọt sàng xuống nia, em lo gì” nhưng Thanh muốn khoản nào phải ra khoản ấy. Nếu vợ chồng khá giả thì lo cho em vài ba chục triệu, Thanh chẳng tính. Đằng này, đang khó khăn thì em chồng phải biết chung sức với anh chị chứ. Thanh muốn nói rõ với mẹ chồng và em chồng là anh chị còn khó khăn nên cả nhà tiết kiệm để trả cho xong nhưng chồng Hiền không đồng ý. Anh nghĩ vợ ky bo, không chăm chút cho nhà chồng….

“Chú ấy đi làm thì mỗi tháng phải dành một ít đưa cho mình trả tiền vay chứ. Mình còn đang gầy mòn vì nghĩ đến tiền đây. Nhưng cứ đem chuyện này ra ‘mổ xẻ’ là bị chồng mắng. Còn nói thẳng với mẹ chồng hay em chồng thì mình không biết phải bắt đầu ra sao để nhà chồng không mất lòng” – Thanh giãi bày.

Dễ vay, khó trả

Việc cho người nhà vay mượn khi họ khó khăn là điều nên làm. Tuy nhiên, chuyện tiền nong lúc nào cũng cần minh bạch và rõ ràng để tránh sứt mẻ tình cảm, tránh bị ấm ức khi người thân có ý định “đào mỏ”...

Nếu là khoản tiền vừa phải, đủ sức thì chị em dâu có thể bàn với chồng để cho anh em chồng vay. Tuy nhiên, cần cho vay khi có người thứ ba ở bên (chồng hoặc người thân khác) để về sau, nếu có mâu thuẫn xảy ra (vay 2 thì bảo chỉ vay 1, thậm chí là bảo không vay... do người vay quên, nhớ nhầm hoặc cố ý “quỵt”...) thì còn có người làm chứng. Khi cho vay thì nên nhấn mạnh đến khó khăn của bản thân để mong anh (chị, em) thu xếp trả sớm.
 
Nếu khoản nợ là nhỏ mà cấp bách mới vay thì chị em dâu có thể xuề xòa: “Khi nào có chị trả cũng được, không thì thôi. Có đáng là bao hả chị. Sau này có gì, anh chị lại giúp chúng em”. Người trong nhà ai cũng có lúc này – lúc khác vì thế “xởi lở” một chút vừa giúp giữ hòa khí vừa là đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn. Nếu biết giữ ý thì người vay cũng sẽ hiểu tấm lòng của chị em dâu và trả đúng hẹn.

Tránh những khoản vay mà “mập mờ”, nhà chồng nghĩ là “vì anh chị có nên giúp các em” bằng cách chia sẻ rõ khó khăn của hai vợ chồng với nhà chồng; đồng thời, xem có thể giúp em được khoản nhỏ nào, còn khoản nào thì phải nhắc nhở trả đúng hẹn…

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo