Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Trốn việc xuống bếp cùng mẹ chồng
10:38:00 14/03/2013
Thấy mẹ chồng lúi húi chuẩn bị cơm tối dưới bếp, Thư nhanh nhẹn xách xô nước đi lau đủ 4 tầng nhà. Thư mượn cớ để trốn xuống bếp cùng mẹ chồng trong ngày cuối tuần.
>> Mẹ chồng thiên vị cháu ngoại
>> Mẹ chồng thiếu tế nhị
Không phải Thư lười hay đùn đẩy việc nấu cơm cho mẹ mà vì nếu xuống bếp cùng mẹ chồng nấu cơm, Thư thấy bị stress kinh khủng. Nếu Thư có chủ động đề xuất: “Mẹ lên nhà xem tivi, cứ để con nấu cơm” thì mẹ chồng Thư sẽ bảo: “Thôi, hai mẹ con cùng nấu cho nhanh. Gọt cho mẹ củ carrot, su hào làm nộm đi con”. Thư vừa cầm củ carrot thì mẹ lại sai: “Bóc cho mẹ củ tỏi trước đi, để mẹ xào rau”. Vừa cầm củ tỏi, Thư lại thấy mẹ chồng bảo: “Mở tủ lạnh lấy cho mẹ ít thịt bò”… Cầm hộp thịt bò đưa cho mẹ thì Thư đã bị mẹ chồng trách: “Con chưa bóc tỏi à, bóc đi. À thôi, để đấy mẹ bóc cho. Ra luộc rau”. Thư ra luộc rau thì mẹ chồng đứng ngay bên cạnh chỉ đạo: “Đảo đi con, phải đảo đều tay thế này chứ. Kìa kìa, vặn lửa to thêm chút nữa. Cho thêm ít muối vào cho đỡ nhạt, lại xanh rau. Thôi để đó, mẹ luộc cho”…
Tóm lại Thư chóng mặt vì mẹ chồng sai việc này – việc khác mà chẳng việc nào làm trọn vẹn, vì mẹ chồng lại xen ngang.
Bình thường, vợ chồng Thư đều đi làm về muộn nên bữa cơm tối, mẹ chồng đảm nhiệm. Thư lo rửa bát, lau chùi sau đó. Chỉ riêng những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, Thư lại chóng mặt vì phải phụ bếp mẹ chồng. Từ đó, Thư kiếm việc khác như lau nhà, dọn dẹp trong khi mẹ chồng nấu cơm để khỏi stress, lại đỡ ngại vì không thể ngồi chơi khi mẹ chồng đang tất bật trong nhà bếp.
Cùng cảnh với Thư, Uyên (28 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội) cũng chỉ thấy thoải mái khi được nấu nướng một mình, vào những ngày mẹ chồng đi vắng. Uyên chia sẻ, mẹ chồng Uyên khó tính nên dù có cố gắng trau dồi tay nghề bếp núc thế nào, Uyên cũng bị mẹ chồng chê. Những lúc mẹ chồng có ở nhà, Uyên chẳng bao giờ được làm “bếp chính” mà chỉ phụ bên cạnh, mẹ chồng sai gì thì làm nấy.
Tuy nhiên, Uyên bảo dù có chú tâm rửa rau hay chặt thịt gà thì mẹ chồng cũng không vừa ý, toàn phải làm lại. Điều này khiến Uyên thấy buồn, tự ái.
Vì thế, nhiều bữa phải nấu nướng với mẹ chồng, Uyên chọn chân cắm cơm, nhặt và rửa rau rồi sau đó, tranh thủ làm những việc khác như giặt giũ, phơi phóng, lau chùi nhà cửa… Còn nếu hôm nào nhà có khách hay làm giỗ thì một mình mẹ chồng nấu nướng rất vất vả nên Uyên không “trốn” nữa mà cùng mẹ chồng chuẩn bị cơm. Tuy nhiên, những bữa như thế thường có cả vợ chồng bà chị chồng về ăn cơm nên mẹ chồng Uyên bận trông cháu, giao việc bếp núc cho hai chị em khiến Uyên bớt áp lực hơn.
>> Mẹ chồng thiên vị cháu ngoại
>> Mẹ chồng thiếu tế nhị
Không phải Thư lười hay đùn đẩy việc nấu cơm cho mẹ mà vì nếu xuống bếp cùng mẹ chồng nấu cơm, Thư thấy bị stress kinh khủng. Nếu Thư có chủ động đề xuất: “Mẹ lên nhà xem tivi, cứ để con nấu cơm” thì mẹ chồng Thư sẽ bảo: “Thôi, hai mẹ con cùng nấu cho nhanh. Gọt cho mẹ củ carrot, su hào làm nộm đi con”. Thư vừa cầm củ carrot thì mẹ lại sai: “Bóc cho mẹ củ tỏi trước đi, để mẹ xào rau”. Vừa cầm củ tỏi, Thư lại thấy mẹ chồng bảo: “Mở tủ lạnh lấy cho mẹ ít thịt bò”… Cầm hộp thịt bò đưa cho mẹ thì Thư đã bị mẹ chồng trách: “Con chưa bóc tỏi à, bóc đi. À thôi, để đấy mẹ bóc cho. Ra luộc rau”. Thư ra luộc rau thì mẹ chồng đứng ngay bên cạnh chỉ đạo: “Đảo đi con, phải đảo đều tay thế này chứ. Kìa kìa, vặn lửa to thêm chút nữa. Cho thêm ít muối vào cho đỡ nhạt, lại xanh rau. Thôi để đó, mẹ luộc cho”…
Tóm lại Thư chóng mặt vì mẹ chồng sai việc này – việc khác mà chẳng việc nào làm trọn vẹn, vì mẹ chồng lại xen ngang.
Bình thường, vợ chồng Thư đều đi làm về muộn nên bữa cơm tối, mẹ chồng đảm nhiệm. Thư lo rửa bát, lau chùi sau đó. Chỉ riêng những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, Thư lại chóng mặt vì phải phụ bếp mẹ chồng. Từ đó, Thư kiếm việc khác như lau nhà, dọn dẹp trong khi mẹ chồng nấu cơm để khỏi stress, lại đỡ ngại vì không thể ngồi chơi khi mẹ chồng đang tất bật trong nhà bếp.
Cùng cảnh với Thư, Uyên (28 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội) cũng chỉ thấy thoải mái khi được nấu nướng một mình, vào những ngày mẹ chồng đi vắng. Uyên chia sẻ, mẹ chồng Uyên khó tính nên dù có cố gắng trau dồi tay nghề bếp núc thế nào, Uyên cũng bị mẹ chồng chê. Những lúc mẹ chồng có ở nhà, Uyên chẳng bao giờ được làm “bếp chính” mà chỉ phụ bên cạnh, mẹ chồng sai gì thì làm nấy.
Tuy nhiên, Uyên bảo dù có chú tâm rửa rau hay chặt thịt gà thì mẹ chồng cũng không vừa ý, toàn phải làm lại. Điều này khiến Uyên thấy buồn, tự ái.
Vì thế, nhiều bữa phải nấu nướng với mẹ chồng, Uyên chọn chân cắm cơm, nhặt và rửa rau rồi sau đó, tranh thủ làm những việc khác như giặt giũ, phơi phóng, lau chùi nhà cửa… Còn nếu hôm nào nhà có khách hay làm giỗ thì một mình mẹ chồng nấu nướng rất vất vả nên Uyên không “trốn” nữa mà cùng mẹ chồng chuẩn bị cơm. Tuy nhiên, những bữa như thế thường có cả vợ chồng bà chị chồng về ăn cơm nên mẹ chồng Uyên bận trông cháu, giao việc bếp núc cho hai chị em khiến Uyên bớt áp lực hơn.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Buồn chồng vì cái phong bì (09:36:00 12/03/2013)
- Rèn chồng khi có bầu (11:04:00 11/03/2013)
- Giận chồng kiểu ‘tẹp nhẹp’ (10:57:00 07/03/2013)
- Chồng luôn thất hứa (08:12:00 05/03/2013)
- Làm cầu nối giữa chồng và mẹ (11:53:00 03/03/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Trốn việc xuống bếp cùng mẹ chồng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo