- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Trị bé hay mè nheo
Thấy cu Tôm (3 tuổi) ôm chân mẹ lè nhè: ‘Mẹ, mẹ, ăn…’, Nhung nghiêm mặt, cúi xuống nhắc con: ‘Con muốn ăn gì thì nói rõ ràng. Mè nheo thế mẹ không hiểu gì cả’. Cu Tôm phụng phịu: ‘Ăn sữa chua’, Nhung nhắc nhở ngay: ‘Lần sau, con muốn ăn sữa chua thì phải nói: ‘Mẹ ơi, cho con ăn sữa chua’. Thế mẹ mới biết mà lấy sữa chua cho chứ. Có gì mà phải khóc lóc’. Sau đó, cu cậu hết mếu máo vì được mẹ lấy sữa chua cho ăn theo ý thích.
>> Xử trí bé hay 'mè nheo'
>> 5 sai lầm khi ứng phó với cơn mè nheo của bé
Cu Tôm đang học nói nhưng thỉnh thoảng lại lười nói hoặc muốn nũng nịu với mẹ nên muốn thứ gì không chịu nói rõ, cứ ôm rịt lấy chân mẹ mè nheo. Khi ấy, Nhung phải nghiêm túc nhắc con muốn gì phải nói rõ ràng, mẹ không thích con cứ lè nhè, mếu máo như thế. Thấy thái độ nghiêm nghị của mẹ nene cu cậu cũng đành phải nói ra, dù đôi khi vẫn ấm ức, nhõng nhẽo làm mình làm mẩy với mẹ.
“Trẻ con đứa nào cũng thế thì phải. Mình hay phải ‘quán triệt’ với con ngay từ đầu là ‘Con thích gì phải nói rõ ràng, để mẹ xem xét’” – Nhung chia sẻ.
Nếu cu cậu cương quyết dỗi hờn, Nhung vẫn giữ thái độ nghiêm túc, nhắc lại: “Mẹ không hiểu con muốn gì. Con cứ thế này, mẹ không thích chơi với con nữa. Lát nữa con không mè nheo thì nói với mẹ”. Nếu Nhung bỏ đi, cu Tôm sẽ gào khóc níu chân mẹ. Vì thế, nên Nhung sẽ ngồi xuống, dỗ dành: “Con ngoan, con không mè nheo mẹ. Con thích ăn gì? Con thích ăn táo để mẹ gọt nhé”. Được mẹ dỗ dành, cu Tôm bớt mếu máo và gật đầu chờ mẹ gọt táo cho ăn.
Theo Nhung, các bé thích mè nheo cha mẹ vì đôi khi bé muốn được mẹ vỗ về, thương yêu (vì có bé nào lại mè nheo với người lạ đâu). Hoặc cũng có thể do bé muốn thứ gì đó nhưng ngôn ngữ chưa đủ hay bé không biết cách trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ.
“Nếu đáp ứng đủ hai yêu cầu này của bé thì thường cơn mè nheo sẽ qua” – Nhung bộc bạch.
Tuy nhiên cái khó là không phải lúc nào cha mẹ cũng đủ bình tĩnh trước cơn lè nhè của con. Có những bé vì biết được mẹ dỗ ngọt nên càng “lấn tới”, càng mè nheo nhiều hơn. Do đó, cha mẹ cần thể hiện thái độ mềm mỏng nhưng dứt khoát: “Nếu con không nói rõ, mẹ không hiểu được”. Đồng thời nhấn mạnh với bé cách trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ, không phải bằng nước mắt hay gào khóc.
Trường hợp những bé mè nheo do ốm sốt, đói, mệt… thì khác hơn một chút. Lúc đó, bé mệt mỏi đau ốm nên mới quấy khóc. Bé cần được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về… Khi khỏe lại, bé sẽ không còn mè nheo nữa mà vui vẻ chơi đùa.
Ngọc Bình
- Khi bé biết lý lẽ (10:24:00 26/11/2012)
- Mang tội bất hiếu vì ở riêng (00:20:00 24/11/2012)
- Đau khổ vì chồng lười ‘yêu’ (14:07:00 23/11/2012)
- Nịnh con bằng bạn… thú bông (14:36:00 22/11/2012)
- Khi chồng thích ‘thả rông’ (14:13:00 20/11/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |