Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hãi vì ở cứ với mẹ kế chồng

00:09:00 16/11/2012
Vô tình thấy mẹ chồng xúc nồi thịt nạc rang nghệ vừa bị đổ ụp xuống sàn bếp, cứ thế mang cho con dâu đang ở cữ ăn, Hòa không nuối trôi. Chưa kể bát canh rau ngót thịt nạc mặn chát, hâm lại vội vàng từ lò vi sóng cũng khiến Hòa thấy tủi thân. Chỉ là mẹ kế nên mẹ chồng Hòa rất lạnh lùng và tỏ ý khó chịu khi phải chăm con dâu đẻ.

>> Ngán cảnh ở cữ quê chồng

Mẹ chồng Hòa mất sớm. Bố chồng đi bước nữa đã gần 15 năm. Chồng Hòa còn một chị gái, đã ở riêng. Chị chồng cũng mới sinh con, về ở cữ bên nội. Sau đó, chị chồng tìm thuê người trông con để đi làm chứ không ở cữ ngày nào bên ngoại.

Trước khi sinh, Hòa biết mẹ chồng không mặn mà chăm con dâu ở cữ nên xin được về ngoại. Tuy nhiên, bố chồng Hòa khăng khăng: “Ở bên nội cho cháu nó đầy tháng thì về ngoại”. Chồng Hòa cũng bảo vậy. Hòa đành xuôi theo.

Hòa đếm từng ngày ở cữ với mẹ kế chồng để mong được về ngoại. Hình như mẹ chồng Hòa bực vì nghĩ phải “hầu” con dâu nên làm gì cũng qua loa lấy lệ. Cơm dành cho gái đẻ nhưng luôn cứng và khô. Canh rau ngót thì hay bị mặn và có lẫn cọng rau do mẹ chồng nhặt không kỹ. Món thịt nạc rang với nghệ có khi lẫn cả sạn vì mẹ chồng không cạo vỏ nghệ mà chỉ rửa qua loa rồi giã nhuyễn, cho vào nồi nấu.

“Có bữa ăn phải thức ăn cũ, mình bị tiêu chảy, nhắc thì mẹ chồng bảo ‘Bụng dạ ‘đểu’ lại đổ cho thức ăn’” – Hòa than.

Hòa chỉ mong sao cho nhanh hết tháng để về ngoại. Sau đó khi Hòa khỏe hơn sẽ tự chăm sóc bản thân và con nhỏ, chứ cũng không mong chờ gì ở mẹ kế của chồng.

Cùng cảnh với Hòa, Chi (Hà Đông, Hà Nội) tự nhủ là không dám nhờ mẹ kế của chồng chăm ở cữ nếu sau này sinh “tập hai”. Hồi sinh con đầu lòng, chỉ ở cữ với mẹ chồng nửa tháng đầu, sau đó có mẹ đẻ lên chăm nhưng Chi còn tủi thân mãi.

“Sáng ra, mẹ chồng mình bảo ‘Người ta đẻ thường một tuần là đi chợ rồi mà. Cứ ngồi lâu, sau này liệt không nhúc nhắc được. Con đẻ được gần tháng rồi, hôm nay đi chợ nhé’ làm mình choáng quá. Lúc đó mình chưa dám đi chợ, cứ kệ mẹ chồng nhưng đêm tỉnh giấc dù đau cũng phải gắng vì mẹ chồng tuy nằm bên cạnh nhưng không bao giờ dậy bế cháu hay pha sữa đâu” – Chi kể.

Thời gian ấy, chồng đi công tác nên Chi chẳng biết “bấu víu” vào ai. Bố đẻ ở quê đột ngột nhập viện nên mẹ đẻ bận, chưa lên với con gái được càng khiến Chi tủi. Chi biết, mẹ chồng miễn cưỡng chăm con dâu ở cữ vì sợ bố chồng nói chứ không phải thật lòng. Bà bế cháu, pha nước rửa đít cho cháu nhưng luôn hậm hực khó chịu hoặc làm cho xong. Có lúc, sờ thấy chậu nước lạnh ngắt, Chi nhờ mẹ chồng pha thêm nước nóng thì bà cau có bảo: “Rửa nóng quá cho nó bỏng thịt nó à?”. Cuối cùng, Chi đành cố tự làm, chỉ dám nhờ mẹ chồng những việc mình không làm được.

Để bớt tủi khi ở cữ

Trong thời gian ở cữ, người mẹ rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình hai bên nội – ngoại. Bởi thế những trường hợp ở trên, do mẹ kế của chồng không hết lòng chăm sóc nàng dâu nên nàng dâu có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Điều này đặc biệt không tốt cho người mẹ và em bé.

Nếu ở vào những hoàn cảnh trên, nhận thấy mẹ kế chồng không “mặn mà” chăm con dâu ở cữ thì ngay từ đầu, vợ chồng cần bàn bạc và thống nhất chuyện ở cữ. Tùy hoàn cảnh, nên phân người chăm sóc và thời gian ở cữ cho phù hợp. Vợ chồng có thể trao đổi với bố mẹ hai bên từ trước để tạo thuận lợi nhất cho mẹ và bé, đồng thời không làm ảnh hưởng tới hòa khí của gia đình.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo