Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Mẹo trị bé nói dối
11:42:00 23/08/2012
Biết cu Tôm (4 tuổi) vừa ‘táy máy’ điện thoại của mẹ nhưng Nguyên vẫn vờ hỏi: ‘Nãy giờ con có nghich điện thoại của mẹ không nhỉ?’. Cu Tôm ngoan ngoãn đáp: ‘Con không ạ’. Nguyên nhẹ nhàng nói với con: ‘Mẹ biết là con ngoan lắm nên không tự ý nghịch điện thoại của mẹ đâu. Thế mới là con trai ngoan của mẹ’.
>> Xử trí với lời nói dối của bé lên 3
>> ‘Xử lý’ bé nói dối mà không cần phạt
Sau đó, Nguyên cầm lấy điện thoại, thấy điện thoại chưa ở chế độ khóa vì cu Tôm đã biết mở điện thoại của mẹ nhưng Nguyên không mắng con mà chỉ thắc mắc: “Lúc nãy điện thoại của mẹ khóa rồi mà. Sao giờ nó lại mở nhỉ? Mà lúc nãy mẹ để điện thoại ở tủ tivi, sao giờ nó lại ở trên ghế? Lạ thật. Hay điện thoại của mẹ bị hỏng rồi? Tối mẹ phải nhờ bố kiểm tra xem có bị hỏng không mới được?”. Tiếp theo, Nguyên lại âu yếm nhìn con, bảo: “Tôm có muốn xem ảnh không? Mẹ mở điện thoại cho con xem ảnh này. Con trai của mẹ ngoan lắm”. Thấy thế Tôm tự giác đứng dậy bảo: “Mẹ ơi, lúc nãy con mở điện thoại của mẹ nhưng con xem một tí thôi”. Chỉ chờ có thế, Nguyên ân cần dặn con ngay: “Tôm giỏi lắm vì đã thành thật với mẹ. Lần sau con muốn chơi điện thoại của mẹ thì hỏi mẹ trước nhé. Mẹ sẽ không mắng con đâu”. Tâm lý để sửa tật nói dối cho con
Khi biết bé nói dối thì cha mẹ có thể tạm lờ đi, coi như là đang rất tin bé. Tránh chì chiết, quát mắng và bắt bé phải nhận tội ngay vì sẽ làm bé sợ hãi, có thể lúc đầu bé sẽ phải khai thật nhưng sau này, bé sẽ cố giấu tội kỹ hơn vì sợ mẹ. Cách này không giúp trị bé nói dối tận gốc rễ được.
Thay vào đó, cha mẹ nên nhẹ nhàng, tạo tâm lý thoải mái cho bé. Nếu đã hỏi mà bé từ chối thì phụ huynh có thể nhấn mạnh là bố mẹ tin bé, bé là em bé ngoan nên sẽ không nói dối mẹ (dù mẹ biết chắc là con đang nói dối). Sau đó, có thể tìm cách để khơi gợi cảm giác “có lỗi” cho bé, chẳng hạn: “Chắc bố ăn hết bimbim rồi. Mẹ sẽ về phạt bố” hoặc “Chắc bố làm vỡ cốc rồi. Bố không chịu nhận lỗi nữa. Bố hư quá”... Làm như thế, bé sẽ biết bố đang bị oan nên sẽ thành khẩn nhận lỗi với mẹ.
Khi bé nhận lỗi, cha mẹ nên khen ngợi vì bé biết nói thật. Đồng thời, nhấn mạnh để bé hiểu là lần sau nếu có mắc lỗi mà bé nói thật thì sẽ không bị mẹ trách phạt. Sau đó, hướng bé tới những cách để khắc phục lỗi của bé.
>> Xử trí với lời nói dối của bé lên 3
>> ‘Xử lý’ bé nói dối mà không cần phạt
Sau đó, Nguyên cầm lấy điện thoại, thấy điện thoại chưa ở chế độ khóa vì cu Tôm đã biết mở điện thoại của mẹ nhưng Nguyên không mắng con mà chỉ thắc mắc: “Lúc nãy điện thoại của mẹ khóa rồi mà. Sao giờ nó lại mở nhỉ? Mà lúc nãy mẹ để điện thoại ở tủ tivi, sao giờ nó lại ở trên ghế? Lạ thật. Hay điện thoại của mẹ bị hỏng rồi? Tối mẹ phải nhờ bố kiểm tra xem có bị hỏng không mới được?”. Tiếp theo, Nguyên lại âu yếm nhìn con, bảo: “Tôm có muốn xem ảnh không? Mẹ mở điện thoại cho con xem ảnh này. Con trai của mẹ ngoan lắm”. Thấy thế Tôm tự giác đứng dậy bảo: “Mẹ ơi, lúc nãy con mở điện thoại của mẹ nhưng con xem một tí thôi”. Chỉ chờ có thế, Nguyên ân cần dặn con ngay: “Tôm giỏi lắm vì đã thành thật với mẹ. Lần sau con muốn chơi điện thoại của mẹ thì hỏi mẹ trước nhé. Mẹ sẽ không mắng con đâu”. Tâm lý để sửa tật nói dối cho con
Khi biết bé nói dối thì cha mẹ có thể tạm lờ đi, coi như là đang rất tin bé. Tránh chì chiết, quát mắng và bắt bé phải nhận tội ngay vì sẽ làm bé sợ hãi, có thể lúc đầu bé sẽ phải khai thật nhưng sau này, bé sẽ cố giấu tội kỹ hơn vì sợ mẹ. Cách này không giúp trị bé nói dối tận gốc rễ được.
Thay vào đó, cha mẹ nên nhẹ nhàng, tạo tâm lý thoải mái cho bé. Nếu đã hỏi mà bé từ chối thì phụ huynh có thể nhấn mạnh là bố mẹ tin bé, bé là em bé ngoan nên sẽ không nói dối mẹ (dù mẹ biết chắc là con đang nói dối). Sau đó, có thể tìm cách để khơi gợi cảm giác “có lỗi” cho bé, chẳng hạn: “Chắc bố ăn hết bimbim rồi. Mẹ sẽ về phạt bố” hoặc “Chắc bố làm vỡ cốc rồi. Bố không chịu nhận lỗi nữa. Bố hư quá”... Làm như thế, bé sẽ biết bố đang bị oan nên sẽ thành khẩn nhận lỗi với mẹ.
Khi bé nhận lỗi, cha mẹ nên khen ngợi vì bé biết nói thật. Đồng thời, nhấn mạnh để bé hiểu là lần sau nếu có mắc lỗi mà bé nói thật thì sẽ không bị mẹ trách phạt. Sau đó, hướng bé tới những cách để khắc phục lỗi của bé.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Không dám kể ốm với mẹ chồng (11:33:00 23/08/2012)
- Chồng EQ thấp, vợ AQ cao (13:15:00 21/08/2012)
- Bị cách ly với con vì ốm (09:29:00 20/08/2012)
- Bị vợ ‘lột’ 100% lương (08:40:00 17/08/2012)
- ‘Công cốc’ yêu lại sau sinh (09:27:00 16/08/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mẹo trị bé nói dối
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo