- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Khi bé là ‘chuyên gia sao y’
Không chỉ bắt chước những câu quát nạt của mẹ, bé còn nói y hệt nhiều câu của ông bà, bố...
>> Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà
>> Khi bé bắt chước TV
"Há mồm ra. Có há to ra không thì bảo. Vả vỡ mồm bây giờ" – thấy cu Tin (3 tuổi) chống tay, trợn mắt quát em Bi hàng xóm không chịu há miệng cho bà đút cháo mà Tuyết giật mình. Cu Tin đã bắt chước y hệt giọng điệu của mẹ.
Không chỉ là “chuyên gia” bắt chước mẹ, Tin còn là “bản sao” của ông bà hay bố với nhiều câu quát tháo, cùng điệu bộ cu cậu học lại được từ người thân trong nhà. Chẳng hạn, có lần Tin nghịch ngợm, sờ tay vào lỗ thoát hơi của nồi cơm nên mếu máo vì nóng. Bà nội thấy vậy bảo: “Nghịch lắm, cho chết đi”. Lần sau, thấy bà lau tủ kính, vô tình bị miếng kính sắc cứa đứa tay, Tin cũng trề môi bảo: “Cho bà chết đi” khiến bà kêu oai oái: “Á, thằng này bất hiếu quá”.
Tin thích leo trèo, có khi trèo cả lên mặt bàn uống nước ngồi vắt vẻo, hoặc trèo lên thành ghế rồi chụp chân lấy đà nhảy oạch xuống nền nhà. Ông nội hay quát Tin: “Hư thân mất nết”. Thế nên, thỉnh thoảng thấy ông bà hay bố mẹ làm gì không vừa ý là Tin lườm lườm: “Hư thân mất nết”, cộng thêm điệu bộ y hệt ông nội.
Với bố, câu cửa miệng Tin học được và hay áp dụng nhất là: “Ông (bà, mẹ) điên à?”. Tin hay rót cho tràn nước ra mặt bàn nên bị bố quát: “Điên à?”. Tin đòi bố ra ngoài đá bóng khi trời nổi gió, sắp mưa nên cũng bị bố mắng: “Điên à?”. Tin đòi mặc cái quần jeans có túi, vừa dài vừa nóng khi trời đang oi bức, nên cũng bị bố nạt nộ: “Điên à?”. Lâu dần, Tin cũng bắt chước hệt giọng điệu của bố. Ai trêu gì hoặc nói gì, làm gì không vừa ý là Tin quắc mắt, quát lớn: “Điên à?”.
Nhiều khi Tuyết quát con: “Không được ăn nói thế. Ai dạy con nói thế hả? Mẹ có dạy thế không?” thì lại thấy giật mình vì biết câu này con học được từ mẹ, bố hay ông bà nên xoa dịu: “Con đừng nói ai điên nữa nhé. Nói thế là mẹ không yêu đâu”. Lần sau, nghe bố quát: “Điên à?” là Tin nhanh chân chạy đi mách mẹ: “Mẹ ơi, bố bảo Tin điên này” nên mẹ phải đi “xử lý” bố.
Khi bé là chuyên gia bắt chước
Bắt chước ở bé không phải là tính xấu vì chính nhờ quá trình này, bé học hỏi được nhiều điều xung quanh. Khi lớn lên, bé sẽ tự dần mất thói quen bắt chước như vẹt mà sẽ có chính kiến, quan điểm riêng của bé. Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ, thái độ không tốt mà bé “hấp thu” được từ ông bà, bố mẹ mà không được uốn nắn kịp thời thì sẽ trở thành tật xấu của bé. Khi bé có lời lẽ không hay, đừng vội quát nạt hay trách phạt bé mà nên nhẹ nhàng giải thích vì sao bé không nên nói thế. Sau đó phải hướng cho bé cách nói thế nào mới đúng, mới lễ phép.
Quan trọng hơn cả là bản thân người lớn cần làm gương cho bé, đừng nghĩ là ông bà, cha mẹ thì được quyền nói thế, còn bé thì không. Làm như vậy thì việc dạy dỗ bé sẽ không có kết quả. Nếu bé chỉ ra cho cha mẹ thấy là cha mẹ vừa nói lời chưa hay thì có thể thành thật xin lỗi bé vì lỡ lời, hứa sẽ sửa đổi và làm tấm gương tốt cho bé.
Ngọc Bình
- Đổi khác khi làm mẹ (11:51:00 10/08/2012)
- 'Chạy’ chồng vì ‘ngoại cỡ’ (11:14:00 09/08/2012)
- Cải tạo chồng bằng... dọa ly hôn (10:14:00 07/08/2012)
- Giận vợ nên ‘giải tỏa’ bên ngoài (08:25:00 06/08/2012)
- Bé ngang bướng khi mẹ sinh em (18:02:00 01/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |