- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Chật vật cho con bú vì đầu ti ngắn
Sinh thường, sữa tràn trề nhưng Hà không sao cho con bú được vì đầu ti quá ngắn, lại bị thụt. Mỗi lần ‘tống’ ti vào miệng con, bé nhà Hà ngậm được một chút rồi cong người, khóc thét. Hà cứ ‘dí’ con vào thì con lại mút mút được vài cái rồi tiếp tục thét lên. Cuối cùng, Hà đành vắt sữa, bỏ vào bình cho con ti.
“Ngày nào mình cũng chịu khó vê đầu vú rồi dùng tay kéo nhưng chẳng thấy hiệu quả mấy. Vắt sữa mãi thì ngại, lại sợ con thành quen, chê bú mẹ thì khổ lắm” – người mẹ 25 tuổi tâm sự.
Cũng phải “đánh vật” với con để con chịu bú mẹ, Nhàn (quận 3, TP HCM) cho biết: “Đầu ti của mình ngắn, to, đã nứt ở giữa lại bè sang hai bên như cái đĩa. Bé nhà mình rất khó bú”. Hồi đầu, Nhàn cũng kiên trì ép con, hễ con cong ra thì mẹ nhanh chóng đẩy vào. Có khi cả chục lần như thế mà con chỉ bú được có chút xíu sữa, còn lại thì khóc ngằn ngặt. Mẹ chồng và chồng Nhàn xót ruột, lại tức tốc đi pha sữa bình, vội vã đút cho bé. Bé hút sữa bình “choàm choạp” vì đói quá khiến Nhàn bị mẹ chồng quát là không biết cho con bú.
Nhàn sợ con ít bú mẹ sẽ khiến mẹ mất sữa nhưng cô cũng chưa biết làm sao để cải thiện tình hình.
Cho con bú khi đầu ti mẹ ngắn
Một số người mẹ có đầu ti ngắn, thụt khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn. Bé thường khóc thét “phản đối” bú mẹ vì khó ngậm và mút ti mẹ. Khi ấy, nếu người mẹ không kiên trì thì chuyện nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không được suôn sẻ. Bé lười, không chịu bú sẽ khiến mẹ giảm tiết sữa. Đồng thời, mẹ ít sữa thì bé càng chán bú mẹ và thích bú bình hơn.
Người mẹ có thể chọn cách vắt sữa, bỏ vào bình rồi cho con “tu ti” nhưng cách này nên tạm thời. Bởi một khi bé đã quen với núm vú bình sữa thì bé sẽ càng không chịu bú mẹ, càng khóc to hơn khi mẹ nhét ti vào miệng bé. Với những trường hợp này, bạn có thể thử:
- Lấy khăn sạch, mềm, nhúng nước ấm, vắt khô rồi đặt lên đầu ti rồi “vân vê”. Nên làm trước khi cho con bú để kéo dài ti mẹ khiến bé bú mẹ dễ dàng hơn.
- Nếu một đầu ti bị thụt thì nên tránh luôn cho bé bú ở ti bên kia. Bú lệch như thế sẽ khiến bé không tận dụng được sữa ở hai bầu ngực mẹ; đồng thời khiến ngực mẹ không cân xứng (bên to – bên bé). Nên kiên trì cho bé bú cả ở bên có đầu ti ngắn.
- Tư thế bú đúng ở bé là miệng bé phải mở rộng rồi ôm quầng vú mẹ, chứ không chỉ “nhay” mỗi đầu ti. Do đó, người mẹ cần biết đưa ti mẹ vào miệng bé đúng cách để bé bú được: Đặt bé đối diện với một bên ngực mẹ, sao cho mũi (hoặc môi trên) của con đối diện với đầu ti của mẹ. Đợi đến khi bé mở miệng to (bạn có thể nhẹ nhàng cọ đầu “ti mẹ” lên môi của bé, kích thích bé mở miệng), bạn nhanh chóng đưa miệng con vào bầu vú mẹ. Môi dưới của bé chạm vào bầu vú mẹ, để môi dưới càng xa đầu ti mẹ càng tốt. Bởi vì, bằng cách này, “đầu ti” mẹ sẽ hướng tới vòm họng của bé.
Dấu hiệu bé ngậm vú mẹ đúng cách:
+ Miệng của bé mở to, bé ngậm được phần lớn bầu vú mẹ.
+ Cằm của bé chạm bầu vú mẹ.
+ Môi dưới của bé cong về phía sau.
+ Bạn thấy rất ít quầng vú (chỗ da sậm màu bao quanh núm vú) lộ ra, do miệng bé đã ngậm rộng bầu vú mẹ.
+ Cách bú của bé chuyển đổi, từ kiểu bú hơi ngắn sang bú hơi dài, với những quãng nghỉ ở giữa.
- Có thể dùng dụng cụ trợ ti silicon (gắn vào ti mẹ khi cho bé bú) giúp giảm đau đầu ti lúc bé bú; đồng thời, có tác dụng kéo dài đầu ti, giúp đầu ti mẹ “ngỏng” lên để bé bú được dễ hơn.
- Nên kiên trì cho bé bú mẹ. Tránh thấy con ngại bú mà mẹ vội vã pha sữa bình. Nhiều trường hợp phải mất một vài tháng, bé mới chịu bú mẹ “ngon lành” cho dù đầu ti mẹ vẫn ngắn.
Ngọc Bình
- Chồng già sớm (10:33:00 06/06/2012)
- Khi phụ nữ khó dứt ngoại tình (09:22:00 05/06/2012)
- Nỗi niềm có chồng nghĩa hiệp (08:48:00 04/06/2012)
- Dạy con kiểu cứng nhắc (09:44:00 01/06/2012)
- Chồng như bị ‘ma ám’, nằng nặc đòi ly hôn (09:07:00 31/05/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |