Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Bố chồng dỗi vặt
10:00:00 08/05/2012
‘Bố chồng mình động chút là dỗi. Mình về làm dâu mà cứ phải cẩn thận từng tý một, lời ăn tiếng nói, không thì lại... mệt’ – Uyên than thở.
>> Không 'chiều' nổi bố chồng
>> Bố chồng tôi 'than nghèo kể khổ'
Hồi mới làm dâu vì quá vô tư nên Uyên đã có một bài học nhớ đời với bố chồng khó tính. Hôm ấy, Uyên sắm được rất nhiều quần áo giảm giá cho bố mẹ chồng, chồng và cho mình. Lúc về, Uyên lôi từng thứ một trong túi nilon ra, miệng tíu tít: “Bộ ngủ này con mua cho mẹ. Cái quần đùi này của anh Hiếu nhà con. Còn cái áo thun màu ghi này con mua cho bố”. Ngay lập tức, Uyên bị bố chồng ngồi ngay cạnh đó mắng sa sả: “Tao chẳng cần đứa nào phải cho cả”. Sau đó, bố chồng còn văng tục, bực bội, giận dỗi khiến Uyên... choáng, líu ríu xin lỗi. Mẹ chồng Uyên nói đỡ vài câu nên tình hình bớt căng thẳng. Tiếp theo, Uyên được mẹ chồng kéo vào phòng, nói nhỏ: “Lần sau, con mua gì thì phải biếu bố bằng hai tay cẩn thận. Ông ấy già rồi, tính lại hay tự ái, chấp vặt lắm”.
Rút kinh nghiệm từ đó mỗi lần muốn nói chuyện với bố chồng, Uyên cứ phải “soạn” sẵn câu cú trong đầu, thưa gửi lễ phép kẻo lại bị dỗi thì mệt lắm. Cũng mệt vì bố chồng hay dỗi là Lan (24 tuổi, Hà Nội). Vì còn trẻ nên phong cách thời trang của Lan khá “xì tin”. Lan thích váy ngắn, short và các loại quần bó màu sắc lòe loẹt vậy mà bố chồng không thông cảm.
“Bố chồng mình bảo ghét nhất đàn bà con gái mặc mấy thứ đó rồi nhuộm tóc xù lơ xanh đỏ vì trông chả ra thể thống gì” – Lan chia sẻ.
Khi Lan giải thích: “Bây giờ những thứ đó đang là mốt mà bố”, rồi thêm mẹ chồng, chồng và chú em chồng ủng hộ nên bố chồng Lan bị chê là “lạc hậu, không tân tiến”. Thế là bố chồng Lan dỗi, chẳng nói gì nữa, đang ăn thì buông bát đũa, đứng ngay dậy, đi vào phòng riêng rồi đóng sầm cửa lại. Mẹ chồng Lan phải bảo: “Thôi con kệ ông ấy, để ý mà làm gì”. Tuy nhiên phần vì sợ, phần vì ngại bố chồng, lại luôn có cảm giác ngột ngạt, khó ở khi sống chung nên Lan chẳng dám diện những thứ mà bố chồng... dị ứng.
Giống hoàn cảnh của Lan, Trang (Hải Phòng) kể: “Về làm dâu ngay hôm đầu tiên, bố chồng mình đã bảo: ‘Sao con thích mặc mấy cái quần bó hết vào người thế?’. Khi Trang phân trần là: “Con còn trẻ, con mặc quen thế rồi. Với lại bây giờ quần bò nào chả bó thế hả bố?”, bố chồng lại nghĩ là con dâu giỏi cãi, đuối lý chẳng biết nói thế nào nên Trang thấy bố dỗi luôn. Tối đó, Trang mời bố ăn thanh long nhưng vì còn để bụng chuyện với con dâu ban sáng nên bố chồng Trang chẳng nói gì, còn lẳng lặng đứng dậy, đi lên gác khiến Trang... sợ. Sáng hôm sau, Trang chào bố đi làm nhưng chẳng thấy bố nói gì nên biết bố còn dỗi nên từ đó, Trang phải sắm liền mấy cái quần rộng rộng cho cụ vừa lòng.
“Sống chung mới thấy có những chuyện nhỏ nhưng cũng rất... rách việc. Đến cái quần, cái áo mình mặc cũng chẳng được như ý mình. Bố chồng mình hay... soi lắm, ôi mệt” – Trang than.
Theo Trang bí quyết để dễ thở hơn là phải biết nương theo... người già. Thường thì người lớn tuổi rất dễ để bụng, chấp vặt và tự ái với lời ăn, tiếng nói, hành động của con cái, nhất là con dâu. Do đó, để cuộc sống chung thoải mái thì con dâu nên chịu khó thích nghi. Trang bảo, nếu bố chồng chịu tiếp thu, không ý kiến và cũng không dỗi thì không sao. Còn nếu bố chồng khắt khe lại hay dỗi thì nên điều chỉnh một chút để cho hợp ý người già. Tuy nhiên nếu những cấm đoán của bố chồng là quá đáng thì con dâu nên khéo léo bảo vệ quan điểm của mình, nhờ thêm những “đồng minh” khác trong nhà như mẹ chồng, chồng, anh chị em nhà chồng sẽ cho kết quả tốt.
>> Không 'chiều' nổi bố chồng
>> Bố chồng tôi 'than nghèo kể khổ'
Hồi mới làm dâu vì quá vô tư nên Uyên đã có một bài học nhớ đời với bố chồng khó tính. Hôm ấy, Uyên sắm được rất nhiều quần áo giảm giá cho bố mẹ chồng, chồng và cho mình. Lúc về, Uyên lôi từng thứ một trong túi nilon ra, miệng tíu tít: “Bộ ngủ này con mua cho mẹ. Cái quần đùi này của anh Hiếu nhà con. Còn cái áo thun màu ghi này con mua cho bố”. Ngay lập tức, Uyên bị bố chồng ngồi ngay cạnh đó mắng sa sả: “Tao chẳng cần đứa nào phải cho cả”. Sau đó, bố chồng còn văng tục, bực bội, giận dỗi khiến Uyên... choáng, líu ríu xin lỗi. Mẹ chồng Uyên nói đỡ vài câu nên tình hình bớt căng thẳng. Tiếp theo, Uyên được mẹ chồng kéo vào phòng, nói nhỏ: “Lần sau, con mua gì thì phải biếu bố bằng hai tay cẩn thận. Ông ấy già rồi, tính lại hay tự ái, chấp vặt lắm”.
Rút kinh nghiệm từ đó mỗi lần muốn nói chuyện với bố chồng, Uyên cứ phải “soạn” sẵn câu cú trong đầu, thưa gửi lễ phép kẻo lại bị dỗi thì mệt lắm. Cũng mệt vì bố chồng hay dỗi là Lan (24 tuổi, Hà Nội). Vì còn trẻ nên phong cách thời trang của Lan khá “xì tin”. Lan thích váy ngắn, short và các loại quần bó màu sắc lòe loẹt vậy mà bố chồng không thông cảm.
“Bố chồng mình bảo ghét nhất đàn bà con gái mặc mấy thứ đó rồi nhuộm tóc xù lơ xanh đỏ vì trông chả ra thể thống gì” – Lan chia sẻ.
Khi Lan giải thích: “Bây giờ những thứ đó đang là mốt mà bố”, rồi thêm mẹ chồng, chồng và chú em chồng ủng hộ nên bố chồng Lan bị chê là “lạc hậu, không tân tiến”. Thế là bố chồng Lan dỗi, chẳng nói gì nữa, đang ăn thì buông bát đũa, đứng ngay dậy, đi vào phòng riêng rồi đóng sầm cửa lại. Mẹ chồng Lan phải bảo: “Thôi con kệ ông ấy, để ý mà làm gì”. Tuy nhiên phần vì sợ, phần vì ngại bố chồng, lại luôn có cảm giác ngột ngạt, khó ở khi sống chung nên Lan chẳng dám diện những thứ mà bố chồng... dị ứng.
Giống hoàn cảnh của Lan, Trang (Hải Phòng) kể: “Về làm dâu ngay hôm đầu tiên, bố chồng mình đã bảo: ‘Sao con thích mặc mấy cái quần bó hết vào người thế?’. Khi Trang phân trần là: “Con còn trẻ, con mặc quen thế rồi. Với lại bây giờ quần bò nào chả bó thế hả bố?”, bố chồng lại nghĩ là con dâu giỏi cãi, đuối lý chẳng biết nói thế nào nên Trang thấy bố dỗi luôn. Tối đó, Trang mời bố ăn thanh long nhưng vì còn để bụng chuyện với con dâu ban sáng nên bố chồng Trang chẳng nói gì, còn lẳng lặng đứng dậy, đi lên gác khiến Trang... sợ. Sáng hôm sau, Trang chào bố đi làm nhưng chẳng thấy bố nói gì nên biết bố còn dỗi nên từ đó, Trang phải sắm liền mấy cái quần rộng rộng cho cụ vừa lòng.
“Sống chung mới thấy có những chuyện nhỏ nhưng cũng rất... rách việc. Đến cái quần, cái áo mình mặc cũng chẳng được như ý mình. Bố chồng mình hay... soi lắm, ôi mệt” – Trang than.
Theo Trang bí quyết để dễ thở hơn là phải biết nương theo... người già. Thường thì người lớn tuổi rất dễ để bụng, chấp vặt và tự ái với lời ăn, tiếng nói, hành động của con cái, nhất là con dâu. Do đó, để cuộc sống chung thoải mái thì con dâu nên chịu khó thích nghi. Trang bảo, nếu bố chồng chịu tiếp thu, không ý kiến và cũng không dỗi thì không sao. Còn nếu bố chồng khắt khe lại hay dỗi thì nên điều chỉnh một chút để cho hợp ý người già. Tuy nhiên nếu những cấm đoán của bố chồng là quá đáng thì con dâu nên khéo léo bảo vệ quan điểm của mình, nhờ thêm những “đồng minh” khác trong nhà như mẹ chồng, chồng, anh chị em nhà chồng sẽ cho kết quả tốt.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Bao bọc chàng rể (16:19:00 06/05/2012)
- Chồng chăm vẫn bị vợ kêu (10:46:00 04/05/2012)
- Nhà 3 quỹ (14:51:00 01/05/2012)
- Vừa ngó mẹ chồng, vừa lén ăn hộ con (10:00:00 27/04/2012)
- Nỗi niềm có bầu, bắt phá (09:42:00 26/04/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bố chồng dỗi vặt
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo