- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Muôn kiểu sợ hãi ở bé
Tí Tồ (2 tuổi) mỗi lần thấy mẹ sấy tóc là khóc thét hoặc sợ hãi nép vào xó nhà kêu: ‘Sợ sợ’. Bố mẹ bé cũng chẳng hiểu vì sao. Ngoài máy sấy tóc, Tí Tồ còn sợ cả máy xay sinh tố nhưng chỉ khi máy hoạt động, phát tiếng kêu "è è". Còn không, Tí Tồ chẳng e ngại cầm cầm, nghịch nghịch máy sấy tóc khi mẹ đã rút điện.
>> Khi bé sợ côn trùng và thang cuốn
>> Dẹp bỏ nỗi sợ bóng tối trong bé
>> Xoa dịu những nỗi sợ trong bé
>> Những nỗi sợ của bé lên 2
Còn bé Nhím Xù (18 tháng tuổi, TP HCM) cực kỳ sợ con lật đật và máu. Một lần, bà nội chặt thịt gà sơ ý bị đứt tay, Nhím nhìn thấy và khóc ngằt ngặt khiến bà nội cảm động trêu: “Lớn lên cho nó sang Hàn Quốc đóng phim, kiếm khối tiền”.
Ngoài ra, Nhím xù cũng cực sợ búp bê. Sang nhà hàng xóm chơi, được bạn Cốm giơ con búp bê trước mặt, Nhím sợ quá khóc ầm ĩ.
Bé Nghé (16 tháng tuổi, Hải Phòng) sợ con ngựa. Xem phim hay chương trình thế giới động vật mà có con ngựa là bé mếu máo. Trong khi đó, những con vật nhìn đáng sợ hơn như con hổ, sư tử, tế giác, trăn, rắn... thì bé chẳng hề sợ hãi, còn khoái chí là đằng khác.
Nghé còn rất sợ gián. Nếu thấy ông bà cầm xác con gián hay con ruồi là Nghe co rúm người lại, lon ton chạy lại gần bố mẹ, co chân, vươn tay đòi bế. Sau đó, Nghé núp kín mặt vào vai mẹ, mặc cho mẹ giải thích là: “Con gián chết rồi mà con, không sợ đâu”. Có lần, Nghé đang ngồi dưới bếp với mẹ thì nhìn thấy một con gián bò lổm ngổm, Nghe sợ quá định chạy thì lao đầu luôn vào tưởng, khóc váng trời.
Bé Nấm (gần 2 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn bị cả nhà trêu là “to gan”, là bạo vì hầu như bé chẳng sợ gì. Thấy con mèo hàng xóm là bé chạy theo, cầm que vụt đít mèo hoặc giật đuôi, túm tai mèo khiến mẹ cũng hoảng. Thế mà hôm trước, mẹ mua về một con khỉ nhồi bông đen xì, chân tay dài ngoẵng thì Nấm sợ hãi khóc thét, chạy vội lại ôm chân bố, tay chỉ trỏ ngọng nghịu ra điều muốn bố quẳng khỉ vào thùng rác. Từ đó, cứ thấy khỉ là Nhím kêu: “Ỉ ỉ” (khỉ, khỉ) rồi nhăn nhó xuýt xoa: “Sợ, sợ”.
Giúp bé vượt qua sợ hãi
Thường thì trong độ tuổi 1-3, các bé sợ hãi một vài thứ, có thể là những thứ ngây thơ, buồn cười và hoàn toàn không đáng sợ. Có bé sợ ông già Noel, sợ những đoạn quảng cáo, có bé sợ tiếng máy hút bụi, máy sấy tóc... Nguyên nhân là vì ở tuổi này, ngôn ngữ của bé còn đang hoàn thiện, cộng với nhận thức non nớt nhưng trí tưởng tượng phát triển tốt nên bé dễ suy luận rằng thứ này, thứ kia sẽ làm hại bé.
Một số bé sợ hãi là do “lây” từ bố mẹ, người nhà. Chẳng hạn, nếu mẹ nhìn thấy gián, chuột là “rú” lên sợ hãi thì bé cũng sẽ bị nhiễm nỗi sợ này từ mẹ. Có bé sợ là do bị dọa như bị dọa sợ ma, mẹ mìn, ông ba bị... Vì thế, dù chẳng biết hình thù ma quỷ, ông ba bị thế nào thì bé cũng vẫn sợ.
Để giúp bé vượt qua nỗi sợ, cha mẹ nên duy trì 2 cách: trò chuyện và giúp bé đối diện với nỗi sợ.
- Trò chuyện chứng tỏ cha mẹ hiểu, thông cảm chứ không phải chê cười, chế nhạo con. Cần đặt mình ở vị trí của bé để thấu hiểu tâm sinh lý của con, từ đó mới tìm được cách dạy con hiệu quả.
- Giúp bé đối diện với nỗi sợ là cần tạo cho bé cảm giác an toàn và quen thuộc với nỗi sợ cụ thể nào đó. Có bé sợ hãi do từng gặp sự cố, tai nạn, ví dụ, bé sợ vào phòng tắm vì từng bị vòi sen phun vào mắt hay nắp toilet dập vào tay, bé sợ cánh cửa vì từng bị kẹp tay vào khe cửa... Khi đó, cha mẹ có thể đưa bé lại gần cánh cửa, giải thích cho bé cách mở - đóng cửa sao cho an toàn, không bị kẹp tay. Tốt nhất, cha mẹ có thể làm mẫu cho con để bé có cảm giác yên tâm. Dần dần, bé sẽ đủ tự tin để đóng – mở cửa mà không sợ kẹp tay nữa.
Nếu bé sợ bóng tối, có thể chơi trò bịt mắt bắt dê với con hoặc cha mẹ tắt điện và cùng con ngồi trò chuyện trong bóng tối. Nếu chẳng may bị mất điện đột ngột vào buổi tối thì bé cũng có thể sợ hãi, khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng lên tiếng trấn an bé. Tránh dọa ma quỷ núp dưới gầm giường hay khe tủ vì chúng sẽ ám ảnh bé, khiến bé sợ lại gần tủ hay sợ đi ngủ.
Nếu bé sợ búp bê, thú nhồi bông thì có thể ôm bế búp bê, vuốt ve thú nhồi bông để bé thấy đó là những người bạn dễ thương nên không đáng sợ. Nếu bé sợ động vật có thể cùng bé đi thăm vườn thú, chỉ cho bé xem những con vật đáng yêu. Nếu bé sợ ma, có thể cùng bé vẽ hình thù một con ma rồi vò lại, đem bỏ thùng rác...
Nếu bé còn sợ hãi thì cha mẹ tránh thúc ép bé. Mọi sự dồn ép của cha mẹ chỉ làm bé sợ thêm dù có được giải thích thế nào. Nên chọn thời điểm khác để “huấn luyện” cho con.
Ngọc Bình
- Chồng tiêu phóng tay (09:45:00 22/03/2012)
- Mất hứng ‘yêu’ vì chồng béo (12:28:00 20/03/2012)
- Nỗi khổ của nàng dâu kiếm ra tiền (12:21:00 20/03/2012)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |