- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Mẹo phòng tranh cãi về tiền bạc
Tiền bạc là một trong những xung đột khá phổ biến ở các cặp vợ chồng. Để phòng tránh mâu thuẫn này, vợ chồng cần có cách.
Cần có ngân sách chung
Ngân sách này gồm cả thu nhập của vợ chồng và việc chi tiêu hợp lý. Để ngăn chặn cãi cọ với người bạn đời, điều quan trọng cả hai vợ chồng phải đưa ra một ngân sách gia đình. Vợ chồng hãy xem xét các khoản thu nhập của mỗi bên hàng tháng; sau đó, sẽ có mức đóng chung vào ngân sách và mức chi tiêu cá nhân riêng. Từ ngân sách này, vợ chồng lại cùng nhau thảo luận để việc chi tiêu phù hợp, làm sao để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của gia đình.
Ghi ra các chi phí
Từ ngân sách chung của gia đình, bạn hãy ghi ra cụ thể những chi phí phát sinh trong một tháng. Điều này sẽ giúp hai vợ chồng biết được khoản chi nào đã được chi với số tiền lớn. Cách này cũng giúp cả hai nhận biết khoản chi nào đang bị vượt quá giới hạn. Nên nhớ rằng, thiết lập giới hạn trong các khoản chi tiêu cũng là cách để quản lý tiền bạc. Một khi các chi phí được ghi chép rạch ròi thì nguy cơ cãi vã về tiền bạc cũng có thể tránh được.
So sánh kế hoạch chi tiêu và chi phí thực tế
Vợ chồng bạn lên kế hoạch và sau đó mua sắm. Công việc tuy tưởng là dễ nhưng lại có sự chênh lệch; chẳng hạn, vợ chồng bạn dự định mua một chiếc tivi mới với giá 9 triệu đồng nhưng khi đi mua, cả hai lại muốn một chiếc tivi lên tới 11 triệu đồng. Như thế là chi phí thực tế đã trội hơn kế hoạch chi tiêu.
Lúc này, bạn cần ngồi lại với chồng và tìm ra phần phụ trội chi tiêu ở khoản này để giảm khoản khác, bù vào. Từ đó, vợ chồng sẽ biết cách cân đối chi tiêu để không làm hao hụt ngân sách của gia đình.
Luôn thảo luận cởi mở
Dù tiền của chồng hay tiền của vợ thì khi đã góp vào ngân sách gia đình, các khoản chi tiêu phải được thảo luận cởi mở và công khai. Cả hai bên cùng phải biết tiền đó đã được tiêu vào việc gì.
Kế hoạch tiết kiệm
Tất cả chúng ta ai cũng có lúc sa cơ, đau ốm… và đòi hỏi chúng ta phải có khoản tiết kiệm. Vợ chồng bạn cần có kế hoạch để có khoản tiết kiệm lúc cần dùng. Vợ chồng có thể mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để lo cho tương lai.
Minh Ngọc
- 10 điều phụ nữ nên biết về ly hôn (08:43:00 19/07/2014)
- Dấu hiệu nguy hiểm của ngoại tình tư tưởng (14:21:00 11/07/2014)
- Những mâu thuẫn thường gặp sau khi có con (15:07:00 08/07/2014)
- 10 nguyên nhân gây khí hư bất thường (16:43:00 04/07/2014)
- 6 chuyện thường khiến vợ chồng mâu thuẫn (08:57:00 01/07/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |