- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
10 điều nên tránh sau một cuộc cãi cọ
Điều đầu tiên nên tránh sau khi cãi vã là tắt điện thoại di động.
Rất nhiều người trong số chúng ta chọn cách trừng phạt nửa kia sau khi cãi vã bằng cách tắt điện thoại di động. Cách này thực sự làm tổn thương tới nửa còn lại của bạn và biết đâu người ấy chỉ muốn gọi để nói lời xin lỗi mà không được.
9 điều khác nên tránh sau khi cãi nhau:
2. Trừng phạt bằng im lặng
Cách này cũng được không ít người ưa thích. Bạn không trả lời điện thoại, tin nhắn và thậm chí, bạn còn coi như người bạn đời của mình không tồn tại dù anh ấy vẫn ở cạnh bên. Sự trừng phạt này giống như con dao hai lưỡi. Nó có thể làm đối phương phải ăn năn nhưng ngược lại, nó cũng đẩy bạn vào thế bị cô lập và khiến người còn lại có cảm giác bị coi thường.
3. Đổ lỗi cho người kia
Bạn đừng bao giờ biện minh hay cố gắng bào chữa cho bất kỳ sai lầm nào của mình. Bạn cũng đừng bao giờ chỉ biết đổ lỗi lên đầu nửa còn lại.
4. Nói xin lỗi quá sớm
Bạn không nên nói xin lỗi ngay lập tức sau khi cãi cọ. Khi bạn xin lỗi một cách vội vàng, người bạn đời sẽ nghĩ là bạn hời hợt với sự nhận lỗi của mình và không đánh giá cao điều đó.
5. Dùng ‘chuyện ấy’ để kết thúc tranh cãi
“Chuyện ấy” là điều lãng mạn có thể thực hiện sau khi “cuộc chiến” kết thúc. Tuy nhiên sẽ chẳng thú vị tẹo nào nếu bạn dùng “chuyện ấy” một cách vô hồn chỉ vì muốn ngưng xung đột. Đừng bao giờ “gần gũi” người bạn đời khi chính bạn đang giận dữ hay bị tổn thương.
6. Nhớ lâu, thù dai
Bạn đừng bao giờ để bụng chuyện xung đột quá lâu. Khi bạn nhớ lâu nghĩa là bạn chỉ làm cho sự tổn thương và thù hận kéo dài hơn.
7. Kể xấu nhau trên mạng xã hội
Khi công khai mâu thuẫn lên mạng xã hội, bạn bè của bạn sẽ nhận xét và hỏi bạn về những chuyện đã xảy ra. Mọi công kích có thể sẽ dồn vào người bạn đời của bạn và khiến mọi chuyện xấu thêm đi.
8. Trêu tức người bạn đời bằng cách làm anh ấy ghen tuông
Đôi khi một chút vờ thử ghen có thể tăng thêm gia vị cho tình yêu. Tuy nhiên vào thời điểm nhạy cảm sau cãi cọ không phải là lúc để thử cơn ghen của người bạn đời. Nó sẽ dẫn tới phản tác dụng.
9. Phàn nàn nhiều về lỗi lầm của nửa kia
Ngay cả khi đó là những lỗi lớn của người bạn đời thì việc đay đi đay lại một vài lỗi cũng không làm mọi chuyện tốt hơn. Trái lại, nó sẽ khơi mào cho một cuộc tranh cãi mới.
10. Không hợp tác khi người bạn đời muốn chia sẻ
Nếu người bạn đời của bạn muốn trao đổi về những mâu thuẫn vừa xảy ra thì bạn nên mở lòng với chuyện đó. Trong trường hợp này, bạn đừng “đóng cửa” với nửa bên kia của mình.
Minh Ngọc
- Những kiểu kết hôn rất dễ bị vỡ mộng (08:17:00 30/07/2014)
- Mẹo để hiểu bạn đời hơn (08:22:00 29/07/2014)
- Để trở thành ‘vợ chồng hoàn hảo’ (15:05:00 23/07/2014)
- Sai lầm của các bà vợ khi biết chồng ngoại tình (07:55:00 23/07/2014)
- Mẹo phòng tranh cãi về tiền bạc (09:16:00 19/07/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |