- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Hạt nêm không có mì chính là quảng cáo "điêu"
'Chất điều vị 627 và 631 không chỉ là bột ngọt (mì chính) mà còn là chất siêu ngọt. Nếu sản phẩm nào ghi trong thành phần có chất điều vị 627 và 631 mà nói là không bột ngọt là lừa dối người tiêu dùng' - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng) cho biết.
Quảng cáo sai sự thật
Mới đây, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM đã nhận xét nghiệm 2 mẫu hạt nêm của 2 nhãn hiệu bột nêm nổi tiếng và phổ biến trên thị trường là Knorr và Maggi. Kết quả cho thấy cả 2 mẫu hạt nêm này đều có chứa Monosodium Glutamate (tên gọi khoa học của bột ngọt) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g.
Như vậy, thành phần của các loại hạt nêm này không hoàn toàn chỉ là các thành phần kết tinh từ nước hầm xương, thịt như lời quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và trên bao bì: “100% từ nước hầm xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe”... Rất nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn hạt nêm như là thứ gia vị hoàn toàn tự nhiên tốt cho sức khoẻ và dùng thoải mái cho trẻ nhỏ.
Bột ngọt (mì chính) là một phụ gia được thêm vào để có tác dụng làm gia tăng khẩu vị và là chất có trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế. Theo quy định, nếu sử dụng bột ngọt trong sản phẩm phải ghi rõ để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Nhưng với cách quảng cáo mập mờ như trên đã làm cho người tiêu dùng hiểu lầm bột nêm là hoàn toàn tự nhiên.
Chính bởi tin tưởng vào những lời quảng cáo đó, nhiều người bị dị ứng với bột ngọt đã chuyển sang ăn hạt nêm mà không hay biết vẫn đang ăn phải bột ngọt. Hậu quả là đã có không ít người bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa... phải chữa trị tại các cơ sở y tế sau khi ăn hạt nêm. Theo phân tích của các chuyên gia về thực phẩm, nếu nói sản phẩm được làm từ thịt và xương thì không được phép có chất Monosodium Glutamate (bột ngọt).
Một sự thật đáng ngại là các xét nghiệm mới đây của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho thấy có đến 30% lượng bột ngọt (mì chính) trong hạt nêm. Vậy mà có công ty lại quảng cáo sản phẩm hạt nêm của họ không có bột ngọt.
Bên cạnh bột ngọt, 2 chất tuy xa lạ với người tiêu dùng nhưng được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp chế biến thực phẩm, đó là disodium guanylate (chất điều vị 627) và disodium inosinate (chất điều vị 631).
Theo GS.TS Bùi Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, 2 chất điều vị Disodium Guanylate và Disodium Inosinate được sử dụng để tăng vị cho thực phẩm, có công dụng tương tự như bột ngọt và có tác dụng điều vị mạnh hơn các chất điều vị khác.
Còn trong ngành sản xuất thực phẩm, chất điều vị 627 và 631 được xem như là “siêu bột ngọt” vì có độ ngọt cao hơn nhiều lần so với bột ngọt, được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thực phẩm như trong hạt nêm, nước chấm, gia vị, mì ăn liền...
Đánh đố người tiêu dùng
Trên hầu hết các bao bì của sản phẩm hạt nêm trên thị trường, đều có ghi rõ không bột ngọt (mì chính) nhưng lại ghi rất rõ có chất điều vị (631, 627) hoặc Sodium Glutamate được ghi chú trong mục giới thiệu thành phần. Với người tiêu dùng thì đó là sự đánh đố.
“Chất điều vị 627 và 631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt. Nếu trong sản phẩm nào ghi trong thành phần có chất điều vị 627 và 631 mà nói là không có bột ngọt là gian dối” - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng) khẳng định như vậy. Cũng theo TS Lâm, bột ngọt (mì chính) là chất không bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Cũng theo TS Lâm, bột ngọt không hề là chất cấm trong thực phẩm, nhưng một số doanh nghiệp lại cố tình làm người tiêu dùng hiểu sai là bột ngọt là chất không tốt cho sức khoẻ. TS Lâm cho biết thêm, bột ngọt có hai thành phần chính là muối natri và axit amin glutamate - là một thành phần của chất đạm cần thiết cho cơ thể. Bản thân bột ngọt đã có mặt trong các sản phẩm tự nhiên như cà chua, tảo biển, cá, nước ninh thịt, ninh xương...
Đối với mì chính thành phẩm, rất nhiều hội nghị khoa học quốc tế của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa ra những kết luận khoa học: mì chính là chất điều vị an toàn. Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng theo nhu cầu mà không cần giới hạn.
“Tuy nhiên, trong bột ngọt có một lượng muối tương đương với 1/3 muối ăn nên khi chế biến thực phẩm nên giảm bớt một phần muối”- TS Lâm khuyến cáo.
Chin-su mập mờ trong thành phần
Ngày 12/10, ông Nguyễn Thanh Phòng, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Cty sản xuất ra sản phẩm hạt nêm Chin-su đã được Cục ATVSTP chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực nhưng Cục chưa cấp phép quảng cáo cho sản phẩm này. Việc quảng cáo hạt nêm Chin-su không bột ngọt là trái phép. Hội đồng cấp phép quảng cáo của Cục đã có văn bản yêu cầu Cty này dừng quảng cáo nhưng Cty vẫn cố tình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Cục sẽ phối hợp với thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm này.
Về việc có hay không bột ngọt trong sản phẩm, Cục đã xem xét và thấy rằng, trên nhãn sản phẩm chỉ ghi là chiết suất từ hạt sen tươi, sườn non nhưng qua kiểm tra thành phần rất thấp. Đặc biệt, trong thành phần có chất điều vị 631 và 627 là chất “siêu bột ngọt”, song nhà sản xuất cố tình mập mờ ghi ngoài nhãn là không có bột ngọt.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Làm dâu phố cổ (00:40:00 12/10/2008)
- Chuyện khó tin: Bánh Highland coffee có chuột chết (11:39:00 11/10/2008)
- Bé Hảo ngày xuất viện (15:44:00 10/10/2008)
- Ngày mai, bé Hảo về trại trẻ mồ côi (16:35:00 09/10/2008)
- Tình hình của bé Hảo (08:39:00 08/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |